quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Đến Côn Đảo: Gặp thiên đàng, thấy địa ngục và một trung đội Cây Di sản (Phần cuối)

Thứ Ba, 26/08/2014 | 11:43:00 AM

(VACNE) - Gặp Vườn Quốc gia Côn Đảo và cả một “trung đội” cây di sản


4.  Gặp Vườn Quốc gia Côn Đảo và cả một “trung đội” cây di sản

            Theo tài liệu khoa học: “Vườn Quốc gia Côn Đảo được thành lập từ năm 1993 với diện tích 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, bao cả 16 hòn đảo. Thành phần thực vật Côn Đảo tương đối phong phú và đa dạng với khoảng 882 loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ. 44 loài thực vật được các nhà khoa học tìm thấy lần đầu tiên ở đây, 11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt tên loài. Hệ động vật rừng Côn Đảo đã ghi nhận được 144 loài, trong đó lớp t có 28 loài, chim 69 loài, bò sát 39 loài, lưỡng cư 8 loài. Một số động vật đặc hữu tại Côn Đảo như: sóc mun (Callosciunis finlaysonii), sóc đen (Ratufa bicolor condorensis), chuột Côn Đảo (Rattus niviventer condorensis), thạch sùng Côn Đảo (Cyrstodactylus condorensis). Hệ sinh thái biển của Côn Đảo cũng đa dạng và phong phú với 1.321 loài sinh vật biển đã thống kê được, đặc biệt san hô 219 loài, thú và bò sát biển 5 loài...37 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam đã được tìm thấy tại đây. Các loài thú biển quý hiếm như: cá voi xanh (Neophon phocaenoides), cá nược (Orcaella brevirostric), cá cúi – bò biển (Dugon dugong). Đặc biệt Côn Đảo còn là bãi đẻ trứng của một số loài rùa biển…”.

           Mấy ngày trên đảo tôi có cảm nhận VQG được bảo tồn rất tốt: tôi đã thấy tận mắt sóc mun tại Nghĩa trang Hàng Dương, thấy các loài khỉ trên núi đá. Người dân địa phương còn cho biết hiện nay heo rừng, nai, khỉ, sóc ngày càng nhiều vì không ai săn bắt. Tuy nhiên điều thú vị mà không có ở các VQG khác: là phần lớn diện tích các núi đá Côn Sơn đều có thảm thực vật bản địa che phủ, hầu như chưa có loại thực vật ngoại lai như bạch đàn, keo, tràm bông vàng xâm nhập vào quần đảo này.

            Ngạc nhiên và ấn tượng nhất lại là 1 loài thực vật tưởng là rất quen thuộc ở mọi địa phương từ Bắc và Nam từ đồng bằng đến trung du nước ta nhưng lại rất đặc biệt mà chỉ ở Côn Đảo ta mới bắt gặp: cây bàng Côn Đảo.

            Nếu ở Hà Nội và miền lục địa: cây bàng thường đứng riêng lẻ (cây bàng mồ côi mùa Đông), bàng Côn Đảo lại tập trung thành các hàng dài, thành từng cụm lớn (ảnh 19). Các hàng bàng có thể được bắt gặp từ các sân nhà tù đến đường phố, đến khu dân cư. Nếu ở miền lục địa: cây bàng có lá mỏng, thân cây tròn trịa, dáng cong, nghiêng ngả thì bàng Côn Đảo độc đáo và đặc hữu là có thân cây đứng thẳng và to gấp vài lần cây bàng trong đất liền (các cây cổ thụ có chu vi phần gần gốc đến trên 2,0 m). Thân cây lại nổi u, cục như xà cừ cổ thụ; lá lại dày và xanh biếc (ảnh 19, 20).

 

19. Hàng cây bàng trên phố nhỏ Côn Đảo   20. Đường Tôn Đức Thắng ven biển có thể gọi là “phố hàng bàng” (ảnh phải.)

          Nhìn hàng bàng Côn Sơn có thể thấy được sự vững chãi, trường thọ của loài thực vật này trước gió biển, trên đất cằn và ta có thể liên tưởng đến sự can trường, hiên ngang của những người yêu nước đã bị giam cầm, hy sinh nơi đây. Không hiểu cây bàng được đưa đến đảo này từ khi nào nhưng có người nói là khi lập trại giam người Pháp đã trồng bàng trong sân trại (nếu vậy đến nay các “cụ bàng” đã đến 150 tuổi!).

           Chiều ngày 22/8 đang trong khu “chuồng cọp” tình cờ nhận được điện thoại từ TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết ở Côn Đảo có nhiều cây bàng được công nhận Cây Di Sản, nhớ đến thăm. Vậy là tôi tìm ngay. Đến nhà tù Phú Hải: ngay sân nhà tù có 2 hàng bàng cổ thụ, đếm đúng 10 cây được gắn “Cây di sản Việt Nam” cả tiếng Việt và Anh (ảnh 22). Trước đại thụ lớn nhất lại có tấm bia khắc chữ vàng “Cây di sản Việt Nam” (ảnh 21).

        

21. Đại thụ bàng “Cây di sản Việt Nam” trong sân trại Phú Bình; 22. Hai hàng bàng có 10 cây trong sân trại Phú B được phong tặng danh hiệu “Cây di sản Việt Nam”(ảnh phải)


                                           
23. “Cây di sản Việt Nam” trong sân trại Phú Bình 
24. Một đại thụ bàng trên đường phố có chu vi thân trên 3 m.


           Đi thêm vài trăm mét đến mấy phố trung tâm tôi lại phát hiện trên 20 cây nữa (và có lẽ chưa hết): 10 cây trên đường Tôn Đức Thắng – con đường ven biển đẹp nhất Côn Đảo với nhiều tòa nhà có từ thời thuộc địa Pháp và trên 10 cây đứng thành cụm ở mấy tuyến phố cũ. Như vậy, nếu “Cây di sản” ở các tỉnh thành phố đều nằm riêng lẻ hoặc trên núi cao hoặc trong các làng cổ thì ở Côn Sơn VACNE đã phong tặng đến cả 1 trung đội cây di sản chỉ trong diện tích không đầy 50 ha. Nếu so về tuổi tác cây bàng Côn Đảo kém xa các cụ cổ thụ khác; nếu so về độ “thiết mộc” cây bàng Côn Đảo kém xa các cụ lim, trắc, nghiến…nhưng Bàng Cổ Thụ Côn Sơn thật đáng tôn vinh cả giải cá nhân (giá trị đặc biệt về cấu trúc cơ thể và nhân chứng lịch sử không có loại cây bàng nào ở vùng khác sánh được) và cả giải đồng đội (không ở đâu lại tập trung trong 1 diện tích nhỏ 1 loài cây quý có số lượng nhiều như vậy). Cảm ơn nhân dân Côn Đảo (?) đã giới thiệu đặc sản của mình và cảm ơn VACNE đã phong tặng danh hiệu Cây di sản Việt Nam” rất xứng đáng cho tập thể Bàng Côn Đảo.

          Bàng Côn Đảo sẽ là nguồn cảm hứng thu hút du khách đến thiên đàng giữa hạ giới đã từng là địa ngục trần gian này.


Đêm Côn Sơn, 22/8/2014

Lượt xem: 1626

Các tin khác

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

(VTV) – Video Lễ hội Đền Hùng 2024: Lan toả thông điệp "Khát vọng xanh"

(17/04/2024 10:24:AM)

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2024

(10/04/2024 07:46:PM)

Bốn đơn vị được Hội BVTN&MT Việt Nam tặng Bằng khen “ Vì Môi trường Xanh quốc gia năm 2024”

(10/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn về: “Rủi ro đối với môi trường và sức khỏe từ hoạt động của đốt lộ thiên” tại khu vực phía Nam

(10/04/2024 02:07:PM)

Triển khai Chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(09/04/2024 05:06:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE