quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024

Đề xuất mô hình kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường theo cơ chế tự giám sát tại cộng đồng

Thứ Sáu, 24/03/2023 | 02:37:00 PM

(VACNE) - GS.TS. Lê Văn Khoa, Ủy viên Ban Chấp hành Hội, người đã rất tích cực tham gia các hoạt động Hội, xuât bản rất nhiều sách, bài báo, đặc biệt là các giáo trình giảng dạy. Một trong những chủ đề yêu thích của Giáo sư là huy động sức mạnh cộng đồng bảo vệ môi trường, trong đó có các mô hình tự giám sát tại cộng đồng mà web Hôi xin được trích đăng dưới đây.

A group of people holding flowersDescription automatically generated with medium confidence

GS.TS. Lê Văn Khoa (thứ 2 từ bên phải) nhận Bằng khen của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên

Nghị định 29/CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Chính phủ quy định rõ: " Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã quy định việc xây dựng hương ước, quy ước ở thôn làng, bản, ấp ở các cộng đồng dân cư nhằm kế thừa và phát huy..." trong đó sự tham gia của cộng đồng trong BVMT được đưa vào các hương ước, quy ước như quy ước làng văn hoá, quy ước gia đình văn hoá, tham gia xây dựng làng sinh thái. Tổ chức sự tham gia của cộng đồng trong giám sát thực thi pháp luật BVMT theo cơ chế tự giám sát cần được sự ủng hộ của cộng đồng thì mới có kết quả. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân chủ ở cơ sở khi soạn thảo các văn bản, triển khai các chương trình dự án, phải tổ chức lấy ý kién rộng rãi trong nhân dân, tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân...làm cho chương trình đó phù hợp với thực tiễn và được nhiều người tích cực tham gia.

...Thực tế ở nước ta hiện nay, nhiều Bộ luật về TN-MT đã và đang tồn tại, nhưng việc quản lý Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là công tác quản lý còn yếu kém. Các cấp chính quyền ở nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa chú ý đến việc tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho dân chúng về các Bộ Luật, chưa lôi cuốn được quần chúng tham gia các hoạt động BVMT, chưa làm được việc xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm Luật. Một nguyên nhân quan trọng nữa là ý thức BVMT của đa số người dân chưa cao, trong khi đó những tác động về lợi ích, lợi nhuận kinh tế trước mắt quá mạnh mẽ và hấp dẫn, lối tư duy còn hạn chế và lối sống, những thói quen tập quán sản xuất tiểu nông còn phổ biến và nặng nề trong xã hội, hiệu quả của công tác " tổ chức sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát thực thi pháp luật về BVMT còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết về pháp luật, địa vị, chức năng xã hội, nghề nghiệp của cộng đồng. Những người làm công tác hành chính sự nghiệp thường tham gia nhiều. Những người làm công việc sản xuất kinh doanh, dịch vụ thường không tham gia hoặc tham gia ít vì ảnh hưởng đến kinh tế của họ, nếu họ thực thi pháp luật có nghĩa là họ phải đầu tư kinh phí để giảm thiểu ô nhiễm. Những cộng đồng có đời sống kinh tế khó khăn lại càng ít tham gia vào việc thực thi pháp luật do phải bươn trải với cuộc sống. Đó là những điều kiện làm cho Luật pháp về BVMT khó đi vào đời sống xã hội và khó phát huy được hiệu lực.

Mục đích của cộng đồng giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật là nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội thực hiện  các hoạt động BVMT, từ việc ra các quyết định, chính sách tới những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, giữ MT trong sạch, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên tai gây ra cho MT; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Cộng đồng tham gia giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật về BVMT sẽ làm cho mọi đối tượng trong xã hội đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện luật pháp, bảo vệ tài nguyên, BVMT. Từ đó, tạo nên những chuyển biến trong thói quen, nếp sống theo phương thức “sống và hoạt động theo pháp luật”, góp phần phát triển xã hội bền vững.

Trong thực tế hiện nay có nhiều loại hình về việc thực thi pháp luật có cộng đồng cùng tham gia. Mỗi loại mô hình được áp dụng tuỳ theo đặc thù của từng địa phương, nhưng không ngoài mục đích chung là:

- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về chính sách, luật pháp Nhà nước về BVMT, ý nghĩa của việc này và từ đó giáo dục ý thức chấp hành thực thi luật pháp, chính sách về BVMT.

- Đảm bảo sự hiểu biết và quán triệt các chủ trương, đường lối và pháp luật của nhà nước.

- Đảm bảo sự tự nguyện việc thực thi trệt để pháp luật của Nhà nước

- Cộng đồng tự giám sát, động viên và khích lệ nhau trong thực thi pháp luật Nhà nước.

Việc xây dựng mô hình cộng đồng cùng tham gia kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật đòi hỏi phải có thời gian và sự tích luỹ về kiến thức. Đây là một quá trình diễn ra từ từ và phức tạp về nhận thức, thử nghiệm, lựa chọn và áp dụng đáp ứng được các lợi ích, ít nhất là các lợi ích trước mắt như tạo môi trường sống lành mạnh, không có tranh chấp và xung đột...

Các mâu thuẫn có thể nảy sinh trong mối tương quan giữa mục tiêu kinh tế- xã hội và thực thi pháp luật BVMT.

Việc xây dựng mô hình cộng cồng kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật có những phạm vi và lợi ích nhất định Cụ thể:

Đối với cộng đồng

- Mô hình trước hết giúp cho việc xây dựng và tăng cường tính tự lực, tính tự giác trong cộng đồng. Các cộng đồng được giao quyền sẽ hành động trong trách nhiệm của mình, tích cực phát triển mọi khả năng, sự khôn khéo trong việc tổ chức các mô hình, tự tổ chức và điều hành các công việc cần thiết.

- Mô hình cộng đồng cùng tham gia kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật có thể tạo ra các cơ hội mới cho công tác quản lý, huy động các nguồn lực và kỹ năng chưa được sử dụng của cộng đồng trong việc thực hiện các sáng kiến và sự đa dạng về nếp sống, đặc biệt tạo sự đồng cảm và đoàn kết trong tình làng nghĩa xóm. Nhiều mô hình cộng đồng tham gia kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật không phải đầu tư nhiều, nhưng hiệu quả lại cao và bền vững.

- Trong các cộng đồng đô thị cũng như nông thôn, các mô hình thực thi pháp luật có sự tham gia của cộng đồng có tác dụng nâng cao trách nhiệm đối với môi trường địa phương. Với sự đảm bảo quyền sở hữu và sức mạnh nhân dân có thể tạo lập phương hướng lâu dài và tổ hợp các mục tiêu kinh tế và môi trường để tiến tới phát triển bền vững. Việc kiểm tra giám sát thực thi pháp luật theo cơ chế tự giám sát mang lại những lợi ích cụ thể sau:

Đối với quốc gia

- Con người và tài nguyên thiên nhiên được sử dụng tốt hơn, ví dụ, việc giám sát, kiểm tra luật bảo vệ và phát triển rừng, luật đất đai, luật về tài nguyên nước...

- Cộng đồng kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật còn có nghĩa là thúc đẩy sự phát triển các tiềm năng của địa phương.

- Sự tăng cường vai trò tự lực của cộng đồng từ mô hình kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật theo cơ chế tự giám sát sẽ mang lại những lợi ích xã hội, bao gồm giảm thiểu các mâu thuẫn, các xung đột giữa những người nghiêm túc và không nghiêm túc thực thi pháp luật, tăng cường sự cảm thông, hiểu biết lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm.

- Trong các mô hình cộng đồng kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật về MT sẽ đảm bảo được những lợi thế về quản lý hành chính, cụ thể là số người tham gia trong các mô hình tự quản sẽ giúp cho việc quản lý hành chính địa phương gọn nhẹ hơn, hiệu quả hơn, sự hợp tác liên ngành ở địa phương nhờ đó cũng sẽ tốt hơn.

DiagramDescription automatically generated

Mô hình 1: Mô hình đề xuất áp dụng cho cộng đồng dân tộc thiểu số

DiagramDescription automatically generated

Mô hình 2: Mô hình đề xuất áp dụng cho cộng đồng dân tộc Kinh

Lượt xem: 1339

Các tin khác

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

Hy vọng những đóng góp thiết thực của Chương trình NCKH cấp quốc gia NET ZERO

(12/12/2024 11:50:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE