Hai cây bộp tọa lạc (tên khoa học Ficus callosa Willd) trước đình làng Hạ Lang, xã Quảng Phú có tuổi đời hơn 250 tuổi, có chiều cao tương ứng 40 m và 38 m, thân cây lớn hơn 6 m và 4,5 m; dáng vóc cây thẳng đứng, phát triển cân đối, tán rộng cành xanh tươi bốn mùa che mát cho nhân dân trong làng, mặc dù phải chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt.
Theo các vị cao niên trong làng, nguồn gốc của hai cây bộp được các vị tộc trưởng trong làng đưa từ thượng nguồn sông Bồ về trồng vào năm Ất Dậu, triều Đại Lê Cảnh Hưng thứ 26, theo công lịch là năm 1765; nay trở thành hai cây đại thụ tỏa bóng mát xuống sân đình, tạo cảnh quan hùng vĩ cho đình làng.
Việc công nhận cây di sản đối với 2 cây bộp của đình làng Hạ Lang, nhằm tri ân các bậc tiền nhân xây dựng làng; đồng thời, phát huy tinh thần đoàn kết trong nhân dân về giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, góp phần bảo tồn nguồn gen quý và đa dạng sinh học của Việt Nam
Trước đó, Viện Tài nguyên và Môi trường cũng đã đại diện cho VACNE công nhận 3 Cây Di sản Việt Nam, gồm: cây thị trên 300 tuổi ở Thủy Xuân (thành phố Huế), cây thị hơn 500 tuổi ở làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền) và cây đa Đá Bạc (huyện Phú Lộc) có tuổi đời từ 200-300 năm.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Ông Dương Văn Khoa, trưởng phòng TCHC Viện, đại diện cho Hội BVMTVN, đọc Quyết định công nhận Cây Di sản
PGS.TS. Lê Văn Thăng, Viện trưởng Viện TNMT, Ủy viên thường vụ Hội BVMTVN, trao Bằng công nhận Cây Di sản
PGS.TS. Lê Văn Thăng, phát biểu tại buổi lễ
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Cây bộp tại thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền