Bên cạnh đó, năm 2015 cũng ghi nhận nhiều sáng kiến quan trọng trong việc chỉ đạo, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý trong quản lý của ngành TN&MT như: Sáng kiến trong chỉ đạo xây dựng, trình ban hành
Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, Luật Khí tượng thuỷ văn; các sáng kiến trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thiện các công cụ quản lý tổng hợp tài nguyên biển, hải đảo…
Tập huấn báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu
Ngày 16/6, tại Nam Định, Tổng cục Môi trường phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo tập huấn báo chí nhằm chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức và kỹ năng tác nghiệp cho các nhà báo về biến đổi khí hậu và các vấn đề
môi trường. Trong 3 ngày từ 16 – 18/6, hơn 40 phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí sẽ được phổ biến những kiến thức chung về biến đổi khí hậu (BĐKH), các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH trên thế giới, tình tình tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Đồng thời, một số nhà báo giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và
biến đổi khí hậu cũng tham gia chia sẻ kinh nghiệm thực tế, giúp các đại biểu tham gia nâng cao kỹ năng tác nghiệp. Ngoài ra, các phóng viên sẽ đi thực địa tại xã Giao Hải, huyện Giao Thủy (Nam Định), thăm quan mô hình trồng lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và buổi diễn tập phòng chống rủi ro thiên tai của người dân – theo Báo Tin Tức.
Hàn Quốc xem xét đóng cửa các nhà máy điện đốt than lâu đời
Bộ Thương mại Công nghiệp & Năng lượng Hàn Quốc đang soạn thảo các ý kiến để loại bỏ các nhà máy điện đốt than lâu đời nhất và gây
ô nhiễm nhất. Theo Korea Times, trong số 53 nhà máy điện đốt than trong nước thì 11 nhà máy có tuổi thọ trên 30 năm và ba nhà máy đã hoạt động hơn 40 năm. Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Joo Hyung-Hwan cho biết trong bài phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng tương lai tại Seoul: “Chính phủ đã quyết định đóng cửa các nhà máy điện đốt than lâu đời và cũ kĩ để giảm thiểu việc gây ô nhiễm không khí và khí thải bụi”. Ông nói rằng các cơ sở khí đốt tự nhiên sẽ tạo ra nhiều điện hơn để tránh tình trạng thiếu điện nhất có thể.
Trong khi Chính phủ Hàn Quốc đổ lỗi cho Trung Quốc về gần một nửa
khí thải bụi đã trôi nổi trong không khí trên bán đảo Triều Tiên, thì tổ chức phi chính chủ về môi trường Greenpeace lại cho rằng, 50 đến 70% của khói bụi lại đến từ các nhà máy điện chạy bằng than đá của Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng hủy bỏ kế hoạch xây dựng bốn nhà máy điện đốt than mới như một phần của cam kết về thỏa thuận khí hậu tại Paris với chữ ký của gần 200 quốc gia vào tháng 12 vừa qua. Tuy nhiên, dự án xây dựng 20 nhà máy mới vẫn đang được lên kế hoạch trong năm 2021 – theo Báo Xây Dựng.
Mercedes đầu tư 7,8 tỷ USD vào công nghệ xanh
Mercedes vừa công bố kế hoạch đầu tư hơn 7,8 tỷ USD vào
công nghệ xanh trong vòng 2 năm tới. Khoản đầu tư trên sẽ mở đường cho sự xuất hiện của các dòng xe plug-in hybrid mới và cấu trúc dành cho loại xe chạy pin-điện. Model đầu tiên dựa trên platform này sẽ được trình làng trước cuối thập kỷ. Trong giai đoạn ngắn hạn, Mercedes sẽ giới thiệu E 350 e và GLC Coupe 350 e 4MATIC plug-in hybrid mới. Thương hiệu ngôi sao ba cánh hiện chưa chia sẻ thông tin chi tiết nhưng cả hai sản phẩm trên được cho là sẽ dùng hệ dẫn động hybrid gồm động cơ xăng 211 mã lực và mô-tơ điện 116 mã lực. Sự kết hợp này cho tổng công suất 320 mã lực.
Về khả năng vận hành, GLC Coupe 350 e 4MATIC có thể tăng tốc từ 0-100km/h trong 5,9 giây và di chuyển trong phạm vi 30 km ở chế độ chạy điện. Mercedes cũng tái xác nhận kế hoạch trình làng S 500 e nâng cấp vào năm 2017. Dựa trên S-Class bản cải tiến, model này sẽ trang bị bộ pin lithium-ion mới và chiến lược hoạt động thông minh được tối ưu hơn nữa, giúp xe có thể di chuyển hơn 50km ở chế độ chạy điện – theo Autodaily.
Thời đại của nhiên liệu xăng, dầu sắp kết thúc
Nhiên liệu hóa thạch đang được sử dụng rất nhiều, nhưng thời đại của chúng sẽ sớm kết thúc. Theo Bloomberg New Energy Finance, tới năm 2027, năng lượng mặt trời và gió sẽ rẻ hơn so với điện than và khí đốt. Và đến năm 2040, xe điện có thể chiếm tới 25% ô tô toàn cầu. New Energy Outlook Bloomberg cho biết 11,4 nghìn tỷ USD sẽ được đầu tư vào các nguồn
năng lượng mới trong 25 năm tới. Gần hai phần ba trong số đó sẽ tập trung vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là gió và mặt trời. Trong khi đó, các nhà máy điện than đá mới sẽ chỉ tập trung ở Ấn Độ và các thị trường châu Á mới nổi – theo GenK.
Cho dù than và khí đốt rẻ hơn cũng sẽ không làm lệch hướng sự chuyển đổi sang các dạng năng lượng sạch trên thế giới. Tới năm 2040, các nguồn năng lượng không khí thải sẽ chiếm đến 60% công suất lắp đặt. Năng lượng gió và mặt trời sẽ chiếm 64% trong 8.6TW (1 terawatt = 1.000 GW) tổng công suất phát điện mới trên toàn cầu trong 25 năm tới và chiếm gần 60% tiền đầu tư (11,4 nghìn tỷ USD) . Theo dự đoán, than, khí đốt và dầu sẽ đạt đỉnh điểm vào 2025 sau đó đi xuống, thậm chí có thể suy giảm sớm hơn. Than đá và khí đốt sẽ bắt đầu suy giảm trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Đến năm 2027, nhiên liệu hóa thạch sẽ thực sự suy giảm và năng lượng tái tạo có thể phát triển tới mức tạo ra năng lượng với giá rẻ hơn so với các nhà máy dùng than, khí gas hay dầu hiện nay. Và chẳng gì tuyệt vời bằng năng lượng có mức giá rẻ hơn để thúc đẩy công nghiệp.
Rút sạc khỏi ổ điện khi không dùng góp phần bảo vệ môi trường
Người dùng hiện tại sở hữu nhiều loại sạc khác nhau. Tuy nhiên đôi khi chúng nằm yên trong ổ điện mà không được kết nối với thiết bị. Công suất được đặt là kWh (=1.000 Wh), có nghĩa là một thiết bị 1.000W chạy trong 1 giờ sẽ sử dụng 1 kWh, trong khi một thiết bị 100W để tiêu thụ 1 kWh sẽ mất 10 tiếng. Theo ghi nhận của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ năm 2016, chi phí trung bình cho 1 kWh điện ở Mỹ là 0,12 USD. Sau đó, Adrian cắm một cục sạc iPhone vào ổ cắm và để đó vài ngày. Kết quả, một bộ sạc iPhone chính hãng để không sẽ tiêu hao khoảng 130 Wh điện một tháng, tương đương 1,5 kWh một năm, đồng nghĩa với lãng phí 0,18 USD trên hóa đơn điện.
Con số 0,18 USD một năm, tương đương khoảng 1 USD nếu sử dụng cùng lúc 5 cục sạc, là quá thấp để bất cứ ai phải bận tâm về tính kinh tế. Tuy nhiên, có vài yếu tố cần chú ý. Thứ nhất, mỗi người thường cắm rất nhiều loại sạc khác nhau, trong đó những bộ sạc không chính hãng có thể gây tốn điện nhiều hơn (theo thử nghiệm của Andrian là gấp 10 lần), đồng nghĩa với chi phí tiêu hao trên thực tế sẽ cao hơn. Thứ hai, quan trọng hơn, là vấn đề môi trường. Thử tưởng tượng nếu hàng triệu bộ sạc cùng được cắm liên tục, chúng không chỉ gây lãng phí hàng triệu kilowatt điện mỗi năm, mà mỗi kilowatt đó còn đồng nghĩa với khoảng 0,45 kg CO2 thải vào khí quyển.