quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Chuyên gia VACNE khảo sát, tư vấn chữa bệnh cho cây cổ thụ ở Hải Phòng

Thứ Tư, 30/05/2018 | 06:47:00 AM

(VACNE) - Sau đợt khảo sát, tư vấn chữa bệnh cho cây Đa Di sản ở tỉnh Hưng Yên, mới đây Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam (VACNE) lại tiếp tục cử các nhà khoa học về Hải Phòng, để tư vấn cho Công ty Môi trường Đô thị của thành phố, cứu chữa những cây cổ thụ tại Vườn hoa Tượng đài Lê Chân đang bị bệnh, có nguy cơ bị chết.

 

Qua khảo sát, các chuyên gia khẳng định: đây là 6 cây Muồng ngủ (tên khoa học là  Samanea saman ) có tuổi trên 100 năm. Theo báo cáo của cơ quan chủ quản, những cây này trước đây rất xanh tốt, nhưng từ năm ngoái lá bị héo vàng và rụng dần. Hiện tượng này xuất hiện sau khi các cành cây bị nấm trắng xóa. Đặc biệt, sau thời gian phun thuốc trừ nấm của Công ty Môi trường đô thị, thì lá của những cây này cứ rụng dần.

 
Đến nay 4 cây đã rụng hết lá, cành trơ trụi. Một cây khác chỉ còn 1 cành lưa thưa lá. Chỉ có một cây còn đủ cành lá, nhưng lá không xanh tốt và đã rụng lưa thưa.


Sau khi khảo sát kỹ quanh gốc và thân cây, quan sát tình trạng lá cây, GS. TS Phạm Văn Lầm, Ủy viên Hội đồng Cây Di sản Việt Nam sơ bộ nhận định: có 2 nguyên nhân gây rụng lá cây. Đó là do chủng loại và liều lượng thuốc diệt nấm phun lên cây không phù hợp; đồng thời cũng do xây bồn xung quanh, lấp đất quanh gốc làm cho dễ cây thiếu dưỡng khí, bị nấm mốc xâm hại. 


GS. Phạm Văn Lầm cũng khẳng định: hai trong số 6 cây ở đây đã chết hẳn, không thể cứu được,  hai cây khác cũng ít khả năng sống sót. Chỉ còn 2 cây vẫn còn ít lá là có khả năng cứu được. Để cố gắng cứu cây, với phương châm “còn nước còn tát”,  đơn vị chủ quản phải cắt bỏ những cành khô từ ngọn xuống, khi nào thấy cành còn tươi thì dừng lại, bôi thuốc sát khuấn.  Bới hết đất chèn ép gốc cây, nhưng không được làm xây sát vỏ và rễ cây. Cùng với việc tưới dung dịch nước chứa nấm đối kháng chữa bệnh thối rễ, phải phun ngay chế phẩm diệp lục tố vào gốc cây và lên cành lá. Sau khi cây có dấu hiệu hồi phục thì bón phân lân, đạm dần dần thành nhiều đợt.

Từ những phân tích trong phòng thí nghiệm của Viện Bảo vệ thực vật, các chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam đã đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho những cây cổ thụ đang bị bệnh và đã gửi tới chủ sở hữu. Chấp nhận các ý kiến tư vấn của Hội, ngày 28/5/2018 Công ty đã phá dỡ đất ở gốc cây, chờ mua được chế phẩm diệp lục tố sẽ rưới vào gốc và phun lên lá, ngày 29/5 bắt đầu cắt tỉa các cành khô./.



 




GS. Phạm Văn Lầm trình bày phương án cứu chữa cây






Các gốc cây đã được dỡ hết đất xung quanh chiều 28/5/2018

 

Văn phòng VACNE

Lượt xem: 1461

Các tin khác

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2024

(10/04/2024 07:46:PM)

Bốn đơn vị được Hội BVTN&MT Việt Nam tặng Bằng khen “ Vì Môi trường Xanh quốc gia năm 2024”

(10/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn về: “Rủi ro đối với môi trường và sức khỏe từ hoạt động của đốt lộ thiên” tại khu vực phía Nam

(10/04/2024 02:07:PM)

Triển khai Chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(09/04/2024 05:06:PM)

Tập huấn về các rủi ro cho sức khỏe và môi trường trong hoạt động đốt ngoài trời và sử dụng hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật

(08/04/2024 01:57:PM)

Nhiều địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu long đề xuất cần cơ chế bảo tồn và phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

(01/04/2024 02:04:PM)

Hậu duệ Cây Di sản nghìn tuổi miền Đông Nam Bộ được trồng trên đất tổ Hùng Vương

(27/03/2024 09:47:PM)

Phát động Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

(15/03/2024 06:18:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE