quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Chuyện đổ rác sang nhà người khác

Thứ Ba, 26/07/2011 | 05:28:00 PM

Ông khách thứ 5 bước vào Quán thì đã thấy 4 ông được hẹn trước đang ngồi quanh chiếc bàn duy nhất đặt cạnh cửa sổ nhìn ra hồ nước.

Phó Hội Viên – VACNE
 
Cũng lại một đĩa giả cổ Bát Tràng nho nhỏ, một bông hoa dại nho nhỏ, ngày nào cũng được thay đổi. Khi thì loại hoa khác, khi thì màu sắc khác, cũng có lúc kích cỡ khác, tinh mắt là thấy. Vừa ngồi xuống, ông này nói ngay.
-         Tôi đã hỏi kỹ rồi. Một vị lãnh đạo VACNE đúng là có trả lời báo đại loại là đương nhiên người dân phải bức xúc vì rác của người khác đem chôn cạnh nhà họ mà không chịu tuân thủ các quy định cần thiết.
-         Chuyện không dừng lại ở đó đâu. Sau này, người dân hiểu biết hơn, việc chuyên chở chất thải qua địa phương họ cũng phải được kiểm soát gắt gao, nhiều khi đạt yêu cầu chung rồi cũng không đủ, còn phải thỏa mãn những điều kiện mang tính địa phương nữa. Một vị đến trước lên tiếng. Nghe vậy, vị ngồi cạnh trao đổi:
-         Từ hôm thống nhất chủ đề này, đọc tài liệu, tôi thấy mấy vị lãnh đạo VACNE còn chủ trì một hội thảo rất đông người dự về công nghệ đốt rác thải lấy năng lượng. Có phải là để đỡ tốn đất chôn lấp không nhỉ, nhất là khi đất đắt hơn vàng. Nghe vậy, vị đến sau cùng nói:
-         Chỉ đúng một phần thôi. Công nghệ đốt chất thải không có gì lạ, đấy là một trong nhiều giải pháp. Ta cũng đã áp dụng cả chục năm nay rồi, trước hết là các bệnh viện. Nghe đâu đang gặp khó khăn vì quy định vừa ban hành gần đây chỉ cho phép các lò đốt có công suất lớn hoạt động, mà các bệnh viện không đủ rác, vận chuyển để gom lại thì phức tạp. Họ đang chuyển sang xử lý vi sóng, nhưng như vậy không giảm được khối lượng khi chôn lấp.
-         Nan giải nhỉ. Một vị vừa nhấm nháp cà phê vừa xen vào. Nhưng mà rác cứ ùn ùn tương ra, mỗi người mỗi ngày trên dưới 1kg, cả nước mỗi ngày gần 100 nghìn tấn. Này, thế ông bạn chưa nói gì từ nãy đến giờ, ở các nước người ta làm cách nào nhỉ?
-         Đang đau đầu đây. Tôi được một vị lãnh đạo VACNE tống cho một đống tài liệu của Tổ chức Hòa Bình Xanh nói về tình trạng tranh nhau làm giàu bằng việc nhập khẩu rác ở nhiều nước bên Châu Phi, còn đang bán tín bán nghi thì hôm nay đọc ngay được bài “Mỹ, Nhật sẽ trữ chất thải hạt nhân ở Mông Cổ”.
-         À, thế là ông bạn ngộ ra mọi chuyện phải không. Ông vào muộn nhận xét. Bài báo trên còn nói nhà chức trách dấu dân bàn chuyện này, còn báo chí Mỹ Nhật văn minh hơn thì nói là đang bàn bạc một cách không chính thức. Tóm lại là giữa Châu Á sẽ tiềm ẩn một bãi thải hạt nhân một cách chính thức. Sa mạc Mông Cổ cũng có rộng lớn gì lắm đâu.
-         Tôi còn nhớ, có hồi một nước Đông Bắc Á kiếm tiền mua gạo bằng cách nhập hàng chục nghìn thùng phuy đựng quần áo đã qua sử dụng của công nhân làm việc tại các cơ sở hạt nhân. Phi vụ này cho họ 100 triệu USD, nhưng không ai đánh giá được hậu quả và cái giá phải trả. Sợ quá.


Thế là lại ồn ào. Mỗi người một ý, nhưng thống nhất là không nên ghép chuyện trữ chất thải hạt nhân ở Mỹ với chuyện Châu Phi, chuyện Đông Bắc Á. Trông người lại ngẫm đến ta. Cũng chẳng có sa mạc, dù chỉ như ở Mông Cổ, cũng chẳng có công nghệ xử lý ngay, vì đã ở đâu xử lý được chất thải loại này đâu. Mọi người nhắc đến việc cũng bài báo nêu trên nói rằng, trong hợp đồng điện hạt nhân ký với Việt Nam, phía Công ty Nga cam kết sẽ thu hồi nhiên liệu thừa đem về Nga.
-         Cho tôi hỏi nhớ. Một vị nói. Cái thứ nhiên liệu thừa đó có phải chất thải không. Thế còn cái nhà máy ấy, sau 50 năm hoặc cứ cho là 100 năm hoạt động đi, họ có thu hồi về nước họ không?
-         Ông này ăn nói thận trọng một chút nhé. Giả sử không sử dụng nữa thì để đấy, tránh xa ra, hoặc giàu có rồi thì lấy chất dẻo, lấy bêton phủ kín đi như Checnobun, như Fukishama làm ấy. Cũng được chứ sao. Cái đó có tính vào giá thành công trình đâu mà lo.
-         Thôi thôi, đừng trao đổi kiểu đó. Đây là câu chuyện vô cùng phức tạp. Tôi tự rút ra 3 điều mấu chốt thế này. Thứ nhất là an toàn, trong đó công nghệ, thiết bị và trình độ con người quyết định. IAIA cũng vừa thống nhất nâng độ đòi hỏi về an toàn lên cao hơn trước. Thứ hai là kinh tế, giá thành, làm sao phải tính đúng, tính đủ chi phí, đầu vào, đầu ra và so sánh, lựa chọn. Cuối cùng là tìm kiếm sự đồng thuận. Như thế thì cơ hội thành công sẽ cao nhất. Các vị thấy thế nào?
Khó có thể nói ngay được. Đi từ chuyện nhỏ sang chuyện lớn, từ trong nước, ra ngoài nước, rồi lại trở về trong nước, trở về các chuyện nhỏ hơn. Thực ra chẳng nhỏ chút nào. Những đống rác nằm lù lù khắp các điểm tập kết, điểm trung chuyển do người dân không cho chở đến đổ vào đất của họ. Những đống rác cứ ngày càng to, ngày càng độc hại mà chưa có phương án nào xử lý thỏa đáng. Rồi lại bao nhiêu containe rác các loại suốt ngày nhòm ngó tìm cách chảy vào Việt Nam. Khốn khổ cho mảnh đất hình chức S này là cơ quan môi trường và chính quyền thành phố lớn nhất nước còn nhất trí nhập rác về chạy thử máy, đâu chỉ khoảng 10.000 tấn thôi mà. Không phải rác, họ gọi là phế liệu cho hợp quy định.
Cuối hè rồi mà sao nóng thế. Mọi người yêu cầu chuyển các ly cà phê đen nóng thành cà phê đá. Chủ Quán cười, các bác cứ trêu em. Em biết giải mã câu cà phê đá rồi, các bác có khi nào dùng đâu. Nhưng lần này thì cà phê đá thật, nóng lắm. Mà sao ông không sử dụng điều hòa nhỉ. Đang khuyến mại đến 50% giá, đi mua một cái đi, có khi cần đấy. Mọi người chia tay và thống nhất là, những lần sau không lấy chủ đề nóng như hôm nay nữa./.
 
 

Lượt xem: 1917

Các tin khác

Cảm thông

(19/01/2025 07:03:PM)

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE