quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Chiến lược truyền thông giảm thiểu tiêu thụ động vật hoang dã

Thứ Hai, 22/07/2013 | 09:11:00 PM

(VACNE) - Ý kiến này của đại diện VACNE tại Hội thảo về Xây dựng chiến lược truyền thông giảm thiểu tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) vừa tổ chức tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) được các đại biểu đồng thuận.

 
 

Tới chia sẻ ý tưởng tại cuộc Hội thảo này có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện hàn lâm KHXH, Hội Bảo vệ Thiên nhiên- Môi trường Việt Nam, Cục Cảnh sát Môi trường, Đoàn TNCS Hồ chí Minh, cùng đông đảo các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế liên quan.
Đây là nội dung quan trọng trong khuôn khổ Dự án Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua cải cách chính sách và thay đổi thực trạng tiêu thụ các loài động vật hoang dã ở Việt Nam giai đoạn 2012-2015.
Dù có nhiều ý kiến cho rằng truyền thông giảm tiêu thụ ĐVHD nên tiến hành theo các cấp độ từ trên xuống (nghĩa là từ các quan chức nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật đến các doanh nghiệp, công ty rồi mới đến cộng đồng) hoặc truyền thông phải tập trung vào đối tượng tiêu thụ... nhưng đại diện VACNE lại cho là phải bắt đầu truyền thông cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí. Họ là một thành viên quan trọng cuả cộng đồng, cũng là đối tượng cần tiếp nhận thông tin về lĩnh vực này, để truyền thông đa dạng và chính xác hơn. Bởi các cơ quan báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn dư luận xã hội. Nếu cơ quan truyền thông không quan tâm bảo vệ ĐVHD, hoặc không rõ về lĩnh vực này, thì cả cộng đồng sẽ bị mù mờ, nhiễu loạn thông tin. Nội dung thông tin từ báo chí lại không chính xác (do người viết thiếu hiểu biết) thì hậu quả sẽ khó lường.

Ngươc lại, nếu người làm công tác truyền thông nắm vững những kiến thức cơ bản và có được những thông tin chuẩn xác, thì không những các hành vi xâm hại ĐVHD bị lên án, mà những kẽ hở trong quản lý, trong văn bản luật pháp về lĩnh vực này cũng kịp thời được phơi bày.
Cho rằng: hiệu quả báo chí đối với thợ săn bắn ĐVHD (chủ yếu là đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa) bằng không, là chưa sát thực. Bởi hàng ngày bà con ta (dù ở vùng sâu, vùng xa) đều được tiếp cận với báo chí, đó là báo nói và báo hình (bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số). Ngoài ra, bà con còn được tiếp cận với Tin Ảnh Dân tộc miền núi (bằng chữ dân tộc), báo Biên phòng…do Chính phủ cấp miễn phí tới tất cả các trưởng thôn bản, các đồn biên phòng.
Đối tượng tiêu thụ ĐVHD thường xuyên đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, vào mạng Internet… nhưng họ vẫn tiêu thụ sừng tê giác, mật gấu, rắn hổ mang, cao hổ cốt…bởi họ bị chi phối bởi những thông tin đồn thổi, chưa chính xác về sản phẩm ĐVHD. Đây chính là lỗi của phóng viên, của các cơ quan truyền thông và các cơ quan chức năng liên quan tới lĩnh vực này.
Nếu có những thông tin, dẫn liệu khoa học đáng tin cậy về hiệu quả thực, cũng như hệ lụy khi sử dụng các loại sản phẩm này thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ giảm đi. Bởi không ai dại gì, khi mua một sản phẩm có cùng công dụng, với giá cả lại quá đắt. Khi những thông tin về những bệnh nhân cấp cứu (hoặc tử vong) về việc “sử dụng mật gấu không đúng cách, dùng mật gấu lẫn mụn mủ bị nhiễm bệnh", “sử dụng sừng tê giác tăng sinh lực là trò lừa đảo”…thường xuyên được đề cập, chắc chắn thái độ của người tiêu dùng ĐVHD sẽ thay đổi.
Nhưng muốn thông tin chuẩn xác, phải đầu tư nghiên cứu, đưa ra những dẫn liệu khoa học có sức thuyết phục, con người có địa chỉ cụ thể. Những câu: "Nói không với mật gấu", "Sừng tê giác không phải là thuốc" ở đâu đó đưa ra, mãi vẫn chỉ là khẩu hiệu. Chưa kể tới tác dụng ngược của những khẩu hiệu này, nếu chỉ gợi sự tò mò và kích thích bản năng xấu của người đọc, với cách suy diễn “sản phẩm quý hiếm thì mới cấm”.
Bảo vệ ĐVHD chỉ bằng cách tuyên truyền, vận động chung chung (đôi khi còn hời hợt) thì đương nhiên không hiệu quả. Cốt lõi của vấn đề là phải thông tin sâu đậm, để họ hiểu được: Bảo vệ ĐVHD là bảo vệ quyền lợi cho chính họ và cộng đồng dân cư địa phươngl đồng thời  phải có chính sách, luật pháp đồng bộ đi kèm. Nhất là vấn đề chia sẻ lợi ích và tạo sinh kế cho người dân tích cực bảo vệ động vật hoang dã đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. /.
 
 

Lượt xem: 1481

Các tin khác

Đà Nẵng: Khi khách "Tây" dọn rác

(23/04/2024 06:07:AM)

''Xanh hóa'' du lịch, khách muốn có chuyến đi giảm ''dấu ấn'' môi trường

(16/04/2024 06:06:AM)

Vào Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ngắm các loài chim đặc hữu

(14/04/2024 07:07:AM)

Du lịch Net Zero: Xu hướng mới của ngành du lịch

(11/04/2024 05:47:AM)

Du lịch di sản: Kết nối để phát triển bền vững

(09/04/2024 08:17:AM)

Trao "hộ chiếu xanh" khi du lịch xứ dừa

(29/03/2024 07:37:AM)

Đắk Lắk: Du lịch thân thiện với voi

(18/03/2024 06:47:AM)

Côn Đảo sẽ kiên quyết: Nói không với đốt hàng mã tại các di tích

(08/03/2024 05:56:AM)

Lâm Đồng: xây dựng một môi trường du lịch xanh và bền vững

(26/02/2024 04:52:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE