quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Chăm sóc cây táu 2200 tuổi

Thứ Sáu, 07/02/2014 | 05:35:00 PM

(VACNE) - Kể từ khi vinh danh Cây Táu Việt Trì 2.200 tuổi, đây là lần thứ 3 chúng tôi lên thăm cây lâu năm nhất trong số các cây đã được Hội BVTN&MT công nhận là Cây Di sản ở Việt Nam.


Con đường dẫn đến gốc cây đã quen, nhưng ai cũng cảm thấy dài và đang đi nhầm. Lạ thật, khuôn viên như rộng rãi hơn, nhưng không làm mất đi vẻ tôn kính, uy nghiêm của ngôi miếu cổ. Hai cây Táu đứng hai bên miếu như cao hơn, xanh tươi hơn.


Không kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của 2 cây, cả Đoàn đi ngay vào những vấn đề kỹ thuật. Hội thảo khoa học của chúng tôi cách đây chừng mấy tháng đã chỉ ra 5 giải pháp cấp bách nhằm cứu chữa và chăm sóc cây Táu bạc. Giải pháp đầu tiên là cắt bỏ những cành nhỏ đã bị chết, bị khô héo. Theo anh Khánh và anh Bình, hai vị lãnh đạo Hội địa phương thì việc này đã được thực hiện sớm nhất. Công ty Cây xanh của thành phố Việt Trì đã điều cần cẩu về, cắt bỏ cành một cách thận trọng, khoa học. Các cây tầm gửi cũng được gỡ bỏ tỷ mỉ.

 

DSC_0997.jpg


VACNE khảo sát và trao đổi các vấn đề kỹ thuật dưới gốc cây táu

 


Giải pháp thứ 2 khó khăn hơn nhiều, đó là việc phải rỡ bỏ khối đất đá bê tông là sân miếu đang đè nặng lên gốc cây. Đây không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật, mà liên quan rất nhiều, nếu không muốn nói là chủ yếu, đến việc các cụ và dân làng có đồng ý không. Sân miếu vừa được xây cách đây dăm năm, bằng sự tính toán và công sức ,tiền đóng góp của dân làng. Một sự bàn bạc thấu đáo, dân chủ nhưng không hề đơn giản dã diễn ra. Cuối cùng, dân làng nghe theo kiến nghị của các nhà khoa học, thận trọng cắt, đào và chuyển đi cả chục tấn vật liệu đè lên gốc cây. các cụ làm lại các bậc thang dẫn lên miếu, bó lại thềm miếu. Những rễ nổi trước đây bị vùi dưới đất đã trồi lên. May hơn nữa là phần thân cây bị vùi lấp đã không bị mục nát. Tất cả chúng tôi, ai cũng có cảm giác như chính mình vừa thoát ra khỏi nơi đang bị chèn ép.Thật là nhẹ nhõm.


Giải pháp thứ 3 là phải đưa được con đường 2 làn xe ra càng xa gốc cây càng tốt.Đây là vấn đề quy hoạch, đất đai, kinh phí, vốn là chuyện không khi nào dễ dàng. Nhưng thật đáng khâm phục. Một khi đã nhận thức được giá trị thực sự của cây Táu độc đáo này, cả chính quyền thành phố, địa phương, cả các đoàn thể và người dân đều quyết tâm. Theo anh Khánh, một đơn vị bộ đội đã đứng ra nhận trách nhiệm thi công con đường vòng sau khi đã được thành phố nhanh chóng ra quyết định. Chúng tôi nhìn con đường đang mở phía dưới mà nghẹn ngào, xúc động.Và cả lo âu nữa vì không biết những kiến nghị của mình có thật đúng không, có quá làm phiền cộng đồng không.


Giải pháp thứ 4 liên quan đến công việc của anh chuyên gia Úc tên Paul, người được chúng tôi kết hợp mời lên tư vấn chữa bênh cho cây. Cũng như người, cây đã cả nghìn tuổi làm sao không có bệnh tật. Anh Paul lo là cây có những bệnh lạ mà anh chưa biết hoặc chưa biết cách chữa. Anh đã cẩn thận lấy mẫu những chỗ nghi là bị sâu bệnh để nghiên cứu. Thông tin ban đầu cho thấy không có bệnh lạ, nhưng vẫn phải nghiên cứu tiếp để có phương án phòng chống bệnh hữu hiệu, hợp lý cho cây Táu. Hội đang cố gắng làm những việc cần thiết, có thể liên quan.


Giải pháp cuối cùng mà Hội thảo đưa ra là tạo cơ chế thích hợp để quản lý cụm Cây Di sản đặc biệt này (cây Táu vàng, cây Táu bạc, cây xoan đào mà địa phương gọi là cây da bò). Còn nhớ, tại Hội thảo, các nhà khoa học đề nghị địa phương cố gắng lập hồ sơ ghi chép hiện trạng sức khỏe cây, ngày giờ và số lượng, thành phần phân bón cho cây,... để thuận tiện cho việc chẩn đoán và chữa bệnh lâu dài. Các vị lãnh đạo Hội ở địa phương cho biết, các yêu cầu này của Hội thảo đã được bàn bạc kỹ và thực hiện tốt.  Đã thành lập Ban quản lý do một vị lãnh đạo xã phụ trách, gồm đày đủ các thành phần cần thiết.

 DSC_1007.jpg


Cây táu đang trong quá trình hồi phục, không gian sống của cây được mở rộng hơn,
giảm sự tác động của các phương tiện giao thông

 


Việc chăm sóc cây cổ thụ là việc lâu dài, không phải lúc nào cũng cho kết quả như mong đợi. Những giải pháp đã thực hiện, dù tốt đến đâu cũng mới chỉ là bắt đầu. Chúng tôi đều hiểu rõ như vậy, nhưng không vì thế mà mất đi niềm vui, niềm tự hào như chính mình đã làm được những việc mà cộng đồng địa phương nơi có cụm Cây Di sản nói trên đã thực hiện.


Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn Danh Trường, VACNE


Những ngày Xuân Giáp Ngọ 2014

 

Lượt xem: 1419

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE