quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Cây Đa cổ thụ xã Thành Công, huyện Yên BÌnh, tỉnh Cao Bằng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Thứ Tư, 29/05/2019 | 06:40:00 PM

(VACNE) - Sáng 24 tháng 5 năm 2019 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Cao Bằng phối hợp với UBND huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng long trọng tổ chức vinh danh cây Đa cổ thụ xóm Nả Bản xã Thành Công huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng là cây Di sản Việt Nam.



Tham dự buổi lễ có đồng chí Đinh Ngọc Lang phó bí thư trường trực huyện uỷ chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Dương Hiếu Hoà thường vụ huyện uỷ phó chủ tịch UBND huyện, đoàn cán bộ Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Hải Dương, Đắc Lắc, cùng đông đảo các gia đình xóm Nà Bản và nhaâ dân các dân tộc xã Thành Công tham dự buổi lễ, mở đầu chương trình là 40 phút văn nghệ quần  chúng đặc sắc với nhiều tiết mục mang đậm bản bản sắc văn hoá dân tộc Tày Nùng , Dao do những hạt nhân văn nghệ xã Thành Công biểu diễn

Cây Đa Nà Bản mọc tự nhiên từ lâu sát ven đường tỉnh lộ 212 Bắc Kạn –  Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, theo bước đầu nghiên cứu của Hội BVTN&MT Cao Bằng cây Đa có tuổi ước độ 350 năm chiều cao thân chính từ 30 – 35m, chu vi đo được 7,5 – 8m, cây Đa còn có 4 thân phụ mỗi thân đo được 2 – 2,5m, toàn bộ hệ thống rễ ăn sâu vào quả đồi ven đường đoạn đi từ thị trấn Nà Pặc tỉnh Bắc Kạn tiếp giáp với xã Thành Công huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Theo các cụ cao niên trong vùng kể lại từ thời Pháp thuộc thế kỷ XIX khi bắt đầu làm con đường từ tỉnh Bắc Kạn lên Mỏ Thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng để khai Quặng thiếc, cây Đa Nà Bản đã to cao và nhiều thân phụ, bóng cây Đa đã chùm kín quả đồi  ban đầu định san ủi quả đồi phá bỏ cây Đa để làm con đường thẳng, nhưng không biết vì lý do gì có lẽ vì tâm linh mà trong dân gian Việt Nam đã truyền lại trước khi ứng xử với thiên nhiên cần suy nghĩ “Cây Gạo có ma, cây Đa có thần” lẽ vậy những người làm đường đã né tránh và làm con đường vòng qua chân đồi nên cây Đa vẫn còn nguyên vẹn như ngày hôm nay. Tại buổi lễ lãnh đạo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh Cao Bằng đã trình bầy quá trình quá trình tìm hiểu lịch sử, xung quanh những truyền thuyết có được từ cây Đa, những chỉ số cần được đề cập để xây dựng hồ sơ khoa học trỉnh TW Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam để cây Đa Nả Bản có đủ tiêu chí công nhận là cây Di sản Việt Nam. Đồng chí Đàm Văn Lý phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Cao Bằng đọc Quyết định của chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt nam công nhận cây Đa Nả Bản là cây Di sản Việt Nam, Chủ tịch Hội BVTN&MT Cao Bằng trao Bằng cây di sản Việt nam cho Chủ tịch xã Thành Công và trưởng xón Nà Bản.

Buổi chiều trong chương trình Lễ vinh danh các đại biểu còn được tham quan khu nghỉ dưỡng Kolia, đồi Chè, khu trồng Bắp cải sạch, trang trại các loài hoa theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ, thăm đỉnh núi Phia Oắc – Phia Đén cao 1931m so với mực nước biển, chụp ảnh lưu niệm tại cột ăng ten truyền hình, bên cạnh cây “ Phong ba” cứ mỗi mùa đông về tuyết phủ trắng cây và khu vực các đỉnh núi

Sáng 25 tháng 5, 23 thành viên đoàn tham dự Lễ vinh danh cây di sản Việt Nam tại Cao Bằng tiếp tục hành trình tham quan khu vườn sinh thái Á nhiệt đới huyện Long Châu Trung Quốc. Khu vườn rộng 87ha có 350 công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư làm việc. Khu vườn trồng nhiều loại cây quý khu vực Đông Nam Á. Đáng chú ý tại khu vườn còn trồng các loại cây quả hoang dại của vùng đồi núi Việt Nam như: Sim; Ổi; Mác Kham, Dâu Da, quả Vả, người quản lý cho biết chúng tôi suy nghĩ trong tương lai các loại quả hoang dại này sẽ biến mất vì quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, đồi núi sẽ phải san ủi để xây công trình phục vụ cho phát triển kinh tế dân sinh nên chúng tôi trồng để bảo tồn nguồn gen quý. Rời khu vườn sinh thái đoàn chúng tôi đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh tại huyện Long Châu ngoài phần trình bầy những hoạt động của Bác Hồ ở các huyện tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc bảo tàng còn giới thiệu khá chi tiết các cơ sở của những đồng chí lão thành cách mạng Cao Bằng - Lạng Sơn hoạt động bí mật ở Long Châu như đồng chí Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Giong, Chu Văn Tấn, Hoàng Minh Thảo, Lê Quảng Bá, Dương Đại Lâm...Tháng 12 năm 1929 các đồng chí Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nam được kết nạp vào Đảng Đông Dương cộng sản Đảng và chi bộ Hải ngoại Long Châu (Trung Quốc) được thành lập đồng chí Hoàng Đình Giong được làm Bí thư. Với tư cách là Bí thư chi bộ đồng chí Giong được giao nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức gây dựng phong trào cách mạng ở 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn cùng các tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Sau hội nghị thành lập Đảng chi bộ Hải ngoại Long Châu do đồng chí Hoàng Đình Gong làm bí thư chính thớc trở thành chi bộ của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Cao Bằng, ngày 28/5/2019

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Cao Bằng

Lượt xem: 2034

Các tin khác

[Photo Story] Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ tại Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:31:AM)

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(22/04/2024 09:24:AM)

(Báo Sơn La): Lễ công bố Cây di sản Việt Nam cho quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ

(22/04/2024 09:19:AM)

Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(21/04/2024 04:35:PM)

(VOV.VN ): Quần thể 57 cây chè Shan Tuyết cổ thụ ở Mộc Châu trở thành cây di sản

(21/04/2024 06:56:AM)

(TTXVN): Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

(21/04/2024 06:27:AM)

Chỉ một khu rừng nổi tiếng Bình Phước có 39 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(15/04/2024 02:13:PM)

(Video) Vườn hoa nhài ở Trảng Bom đón nhận danh hiệu Cây di sản Việt Nam

(15/04/2024 12:08:AM)

Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(14/04/2024 11:48:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE