quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Cây ăn thịt chim

Thứ Năm, 01/09/2011 | 10:24:00 PM

Một cây nắp ấm giết chết và “ăn” con chim sẻ ngô cỡ lớn. Đây là trường hợp hy hữu mới ghi nhận được lần thứ hai trên thế giới.


Xác con chim sẻ ngô bên trong lá của cây nắp ấm tại hạt Somerset, Anh
Xác con chim sẻ ngô bên trong lá của cây nắp ấm trong vườn của nhà trẻ làng West Pennard. Ảnh: BBC.
Nigel Hewitt-Cooper, giáo viên dạy trẻ tại làng West Pennard, hạt Somerset, Anh, phát hiện xác con chim sẻ ngô trong một lá của cây nắp ấm khi kiểm tra vườn của nhà trẻ., BBC cho biết.
“Tôi cảm thấy cực kỳ sửng sốt khi thấy cảnh tượng ấy”, ông bày tỏ.
BBC cho biết, đây mới là lần thứ hai con người phát hiện cây ăn thịt bắt và ăn chim trên phạm vi toàn thế giới. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Đức vài năm trước.
“Một người bạn của tôi nghiên cứu những cây ăn thịt trong môi trường hoang dã và anh ấy chưa bao giờ thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc chúng bắt chim”, Hewitt-Cooper nói.
Những cây nắp ấm cỡ lớn thường bắt ếch, thằn lằn và chuột. Những cây lớn nhất có thể bắt chuột, nhưng giới khoa học cho rằng bắt chim là công việc "bất khả thi" đối với chúng.
Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng.
Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.
Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn.
Hewitt-Cooper nghĩ rằng con chim sẻ ngô đậu lên cây nắp ấm để bắt côn trùng bên trong một lá.
“Có lẽ con chim cố bắt những con côn trùng trôi nổi trên bề mặt chất lỏng bên trong chiếc lá. Do vươn cổ quá sâu nên nó rơi xuống và không thể thoát ra”, ông nhận xét.
Minh Long
 
 
(Vnexpress)

Lượt xem: 2532

Các tin khác

Hà Nội tăng tốc thực hiện cam kết khí hậu COP26, COP29

(20/04/2025 07:14:AM)

Chuẩn hóa thủ tục bảo tồn thiên nhiên: Hướng tới hiệu quả và minh bạch

(19/04/2025 05:58:AM)

Quảng Nam: Bảo tồn voi hoang dã giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái

(17/04/2025 07:05:AM)

Tác động hiệu quả của sự thay đổi hành vi trong năng lượng, giao thông vận tải và thực phẩm

(14/04/2025 06:03:AM)

TP. HCM: Sẽ xử lý nghiêm đơn vị thi công vỉa hè làm ảnh hưởng đến cây xanh

(13/04/2025 06:37:AM)

Vingroup đề xuất đầu dự án điện gió gần bờ 4,5 tỷ USD tại Trà Vinh

(11/04/2025 08:51:AM)

5 cách để chống trả tội phạm tự nhiên đe dọa hành tinh của chúng ta.

(10/04/2025 09:11:AM)

Báo cáo của WMO cảnh báo về tác động khí hậu 'không thể đảo ngược' với kỷ lục phá vỡ năm 2024

(09/04/2025 02:45:PM)

[Ảnh] Cận cảnh công trình xây dựng đập dâng giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch

(09/04/2025 02:31:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE