MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH
Cảnh báo về Siêu sâu superworm (sâu gạo)
Thứ Tư, 28/05/2014 | 09:31:15 AM
(VACNE) - Loài “siêu sâu” ăn tạp và lớn nhanh nguồn gốc Nam Mỹ đang được nuôi rộng rãi ở một số tỉnh phía Nam. Sau 4 năm nuôi rầm rộ, bây giờ mới có ý kiến chính thức cấm của cơ quan chức năng.
Nguyễn Đình Hòe VACNE
Siêu sâu Superworm
Sâu gạo là ấu trùng của một loài bọ cánh cứng Zophobas morio thuộc họ Tenebrionidae có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Vẫn chưa biết ai và chính xác khi nào được nhập lậu vào Việt Nam. Sâu gạo tiếng Anh gọi là superworm (Siêu sâu), có chiều dài thân cỡ 50-60mm. là thức ăn ưa thích của thằn lằn, rùa, ếch, kỳ nhông, chim cá cảnh (nhất là cá rồng) và các động vật ăn côn trùng khác[i]
Sâu gạo được nuôi nhiều tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ như Lâm Đồng, Phú Yên, Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long từ năm 2010. Sau hơn 4 năm với hàng ngàn hộ nuôi, từ ngày 14/5/2014 hàng loạt chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh đưa ra khuyến cáo cấm nhân nuôi, phóng thích sâu gạo.
Tuy nhiên do đã được nuôi rộng rãi, việc cấm cũng không dễ dàng. Hôm nay (28/5/2014) nếu lên Google tra thông tin về sâu gạo, kể cả các thông tin hướng dẫn về cách nuôi, thức ăn, nơi thu mua, giá cả,…thì chỉ trong 0,45 giây sẽ cho ngay gần 4000 thông tin (băng tiếng Việt, trong nước).
Do loại sâu này rất dễ nuôi, chỉ sau 4 tháng, từ 1 kg giống có thể phát triển thành 130 kg sâu thương phẩm. Loài sâu này ăn tạp và phàm ăn, rau củ quả. kể cả cá chết nó ăn được hết, Sau khi thu hoạch sâu để bán cho các nhà hàng hoặc người nuôi chim, cá cảnh, người nuôi thường đổ phân và cám thừa ngay ra vườn để bón cho cây ăn trái. Đây là yếu tố tiềm ẩn để cho sâu tiếp tục phát triển và gây hại chính vườn cây của gia chủ, sau đó lây lan sang các vườn xung quanh[ii].
Theo Cục bảo vệ thực vật, sâu gạo chưa có tên trong “Danh sách vật nuôi nông nghiệp tại Việt Nam” và có nguy cơ gây hại đến sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. Vì vậy, việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Super Worm là hành vi vi phạm pháp luật[iii].
Phải chi các nhà quản lý chịu khó theo sát thực tế sản xuất của dân thì chắc không có cái cảnh “ai cũng biết, chỉ nhà quản lý là biết …sau cùng”,
[i] Zophobas morio http://vi.wikipedia.org/wiki/Zophobas_morio
[ii] Phước Giang và Miai Nguyên.Nuôi sâu Super worm - lợi bất cập hại. Báo Vĩnh Long, 27/05/2014
Lượt xem: 9815
Các tin khác
Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z (16/01/2025 09:15:AM)
Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don (15/01/2025 08:42:AM)
Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh (13/01/2025 08:54:AM)
Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng (11/01/2025 07:47:AM)
Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa (07/01/2025 09:13:AM)
Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững (05/01/2025 07:25:PM)
eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá (03/01/2025 07:58:AM)
Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang) (30/12/2024 06:18:AM)
Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh (29/12/2024 08:15:AM)