quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Cảnh báo "Ô nhiễm trắng": Thảm họa mới của môi trường

Thứ Tư, 06/06/2018 | 11:07:00 AM

(VACNE) - Đây là cảnh báo của của GS.TS Đặng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng Khoa hoạc kỹ thuật, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Hội thảo khoa học Kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lon khó phân hủy do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 4/6/2018 tại Bình Định, nhân Kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2018.

“Ô nhiễm trắng” - cụm từ các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô nhiễm do túi ni lông gây ra - đang là nhân tố gây thảm họa môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm trắng xảy ra khi con người xử lý túi ni lông đã qua sử dụng không đúng cách, với hàng loạt hệ lụy khôn lường…

td-gs-chi.jpg

GS.TS Đặng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng Khoa hoạc kỹ thuật, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

GS.TS Đặng Kim Chi thay mặt Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo. Phát biểu tại Hội thảo GS.TS Đặng Kim Chi cho biết, nhựa là sản phẩm từ dầu mỏ, được tìm ra từ giữa thế kỷ 20 với nhiều ưu điểm: bền, nhẹ, dễ chế tạo... Do vậy, nhựa nhanh chóng đi vào đời sống con người trong nhiều ngành nghề, sinh hoạt. Nhựa được sử dụng nhiều, nhưng phần lớn chỉ dùng một lần rồi thải bỏ, nhất là các sản phẩm nhựa dùng trong sinh hoạt nên lượng rác thải từ nhựa cũng tăng lên không ngừng. Trong khi đó, tỉ lệ thu gom, xử lý chất thải ở nước ta còn rất thấp. Nhận thức của người dân trong thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, đặc biệt là chất thải nhựa còn nhiều hạn chế, thói quen sử dụng túi ni lông còn phổ biến do giá rẻ, thuận tiện.

Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất hàng năm đã tăng gấp 20 lần trong 50 năm qua, dự kiến tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Năm 2014 toàn thế giới đã sản xuất khoảng 314 triệu tấn nhựa để phục vụ nhu cầu của con người và con số đó sẽ ngày càng tăng theo đà tăng dân số và nhu cầu cao trong đời sống. Dự báo tới 2050 toàn cầu có thể sản xuất tới gần 1.124 triệu tấn nhựa... “Nếu lạm dụng quá mức nhưng thu gom, tái chế, tái sử dụng không tương thích sẽ xuất hiện một loại chất thải nhựa tràn lan trong môi trường, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường do nhựa, giới khoa học gọi là “ô nhiễm trắng” mà Việt Nam khó tránh khỏi nếu không có biện pháp lâu dài”, GS.TS Đặng Kim Chi cảnh báo.

GS.TS Đặng Kim Chi cho biết, Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước châu Á phát sinh nhiều chất thải nhựa, sau Trung Quốc, Indonesia, Phillippines. Đây là một thách thức lớn cho môi trường bởi vì với đặc tính ưu việt bền trong môi trường tự nhiên, phải mất một thời gian rất lâu, có thể lên tới hàng trăm năm, những rác thải nhựa này mới có thể phân hủy được. Do đó, có thể gây tác động xấu cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất, nước, đại dương.

GS.TS Đặng Kim Chi cũng lo lắng về lượng rác thải khổng lồ được đổ ra đại dương mỗi năm. Trong đó, có tới hàng triệu tấn là rác thải nhựa. “Theo ước tính, hiện tại lượng rác thải nhựa trên biển vào khoảng 140 triệu tấn, mỗi năm có thêm 10 triệu tấn. Rác thải nhựa khi trôi ra đến biển có thể tồn tại hàng trăm năm. Bị cọ xát, dưới tác động của nước biển, tia cực tím rác, nhựa sẽ rã thành những mảnh nhỏ và có thể bị các loài hải sản ăn vào để rồi lại có mặt trong chuỗi thức ăn của con người. Do đó, ngành thủy sản và du lịch bị ảnh hưởng rất lớn bởi lượng rác thải này và phải mất rất nhiều chi phí để khắc phục”.

Hiện nay, việc tìm hướng đi cho vấn đề rác túi ni lông, khuyến cáo và có chế tài với việc sử dụng túi ni lông là rất cần thiết. Nếu không có biện pháp kiểm soát việc sử dụng và thải bỏ túi ni lông thì không bao lâu nữa rác thải từ túi ni lông sẽ là mối đe dọa về không gian sống với con người.

Tính đến đầu thế kỷ 21, dân số thế giới khoảng 6 tỉ người và dự báo trong vòng 50 năm tới con số đó sẽ khoảng 10 tỉ người. Cùng với lượng thức ăn, nước uống, năng lượng phải tăng lên thì rác thải cũng tăng theo. Trong đó, chất thải nhựa vốn khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường là vấn đề khiến nhiều người không khỏi lo lắng. GS.TS Đặng Kim Chi cũng đã đưa ra một số giải pháp trước mắt nhằm kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa như: cần có những biện pháp quản lý tổng hợp, hướng dẫn và khuyến khích thay thế, giảm thiểu và sử dụng hợp lý vật liệu nhựa, (đặc biệt là các loại túi ni lông), áp dụng các biện pháp công nghệ, kĩ thuật đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng sản phẩm nhựa. Đồng thời, ban hành chính sách giáo dục tuyên truyền tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường, áp dụng các chính sách kinh tế, tăng thuế, không khuyến khích sản suất các sản phẩm nhựa, đặc biệt đối với các bao bì nhựa. Tăng cường tái sử dụng sản phẩm nhựa thông qua các giải pháp về thiết kế sản phẩm và chính sách thu hồi sản phẩm. Từng bước hạn chế hay cấm sử dựng bao bì nhựa, thay thế bằng các loại bao bì thân thiện môi trường, có thể phân hủy nhanh trong điều kiện tự nhiên như vật liệu gỗ, mây, tre…

tt-nhan1.jpg

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì Hội thảo

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, cần tăng cường những hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân về công tác bảo vệ môi trường và sử dụng chất thải nhựa, túi nilon một cách hợp lý. Tuyên dương những hoạt động tiêu biểu, điển hình của các cá nhân cũng như cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường; Kiện toàn các cơ chế chính sách pháp luật về vấn đề hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt cũng như tạo điều kiện, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhà sản xuất, phân phối túi nilon thân thiện với môi trường, để người tiêu dùng và nhân dân được tiếp cận với loại túi đó.

Đẩy mạnh các công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xã hội, đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường... sử dụng giải pháp cấm sử dụng túi nilon, nhưng cần phải có chế tài cụ thể, chế độ thưởng phạt nghiêm minh, bộ máy giám sát thực thi và vật dụng thay thế (túi nilon thân thiện với môi trường)

Với sự chung tay đồng bộ của các cấp chính quyền, các tổ chức, cộng đồng xã hội, mọi tầng lớp người dân tham gia sẽ góp phần giảm thiểu việc sử dụng túi nilon khó phân hủy góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở Việt Nam.

Theo Khương Trung (Báo TNMT)

Lượt xem: 1568

Các tin khác

Miền Bắc bước vào đợt nắng nóng gay gắt

(26/04/2024 06:46:AM)

Ngày Quốc tế Trái đất 2024: Đối đầu của hành tinh với nhựa

(24/04/2024 07:28:AM)

Ninh Bình: Chim hoang dã bay rợp trời trong khu du lịch Thung Nham

(23/04/2024 06:10:AM)

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

(13/04/2024 04:52:PM)

Vàng ròng tín chỉ carbon

(08/04/2024 07:45:AM)

Đồng Nai quyết tâm giảm phát thải carbon

(05/04/2024 07:30:AM)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh

(04/04/2024 06:43:AM)

Thừa Thiên Huế: Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

(02/04/2024 07:29:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE