quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Cần phải ngăn chặn triệt để nước thải chảy vào hồ nhằm phục hồi nước Hồ Tây trong sạch, xứng đáng với danh thắng nổi tiếng của Hà Thành

Thứ Tư, 03/09/2014 | 03:50:00 PM

(VACNE) - Đầu tháng 10 Hà nội sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về Hồ Tây nhân dịp kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, Liên hiệp Hội KHKT Hà Nội đã mời GS.TSKH. NGND Phạm Ngọc Đăng, Phó chủ tịch VACNE viết báo cáo tham luận cho Hội thảo.

GS.TSKH. NGND Phạm Ngọc Đăng

       Hồ Tây là hồ lớn nhất trong khoảng gần 200 hồ lớn nhỏ của Hà Nội. Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh Hồ Tây dài gần 20km. Nhiều tài liệu khoa học đã chứng minh rằng Hồ Tây trước đây hàng nghìn năm là một đoạn của sông Hồng rớt lại sau khi thay đổi dòng chảy. Hồ Tây có nhiều tên gọi ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, như là hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo, v. v….

http://hanoi.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=1272&at=0&ts=300&lm=634066831219830000

Hình 1. Một góc hồ Tây nhìn từ tầng 20 khách sạn Sofitel Plaza. (Báo Ảnh Việt Nam)

       Hồ Tây là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội (hình 1), du khách trong nước cũng như ngoài nước, khi đến Hà Nội bao giờ cũng vãng cảnh Hồ Tây. Dân Hà Nội mỗi lần xa Hà Nội đều mang theo nỗi nhớ Hồ Tây canh cánh trong lòng. Hồ Tây là nơi lãng mạn trữ tình nhất trong phong cảnh đa màu sắc của Hà Nội, là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ, nhà văn, họa sỹ và nhạc sỹ, là nơi hàm chứa những giá trị lịch sử, văn hóa đáng tự hào của dân tộc.

Về mặt môi trường Hồ Tây có nhiều giá trị đặc biệt, như là:

-      Là “lá phổi” thiên tạo của Hà Nội, với mặt nước rộng 500ha có khả năng hấp thụ một lượng lớn bụi và khí CO2, tạo ra môi trường không khí trong sạch, mùa hè nước bốc hơi hấp thụ nhiệt tạo ra bầu không khí mát mẻ, mùa đông giữ nhiệt làm giảm phần nào giá lạnh;

-      Là nơi tạo nguồn nước mặt, duy trì sự sống của dòng sông Tô Lịch;

-      Là nơi tích chứa nước mưa, đóng góp làm giảm úng ngập nội thành;

-      Là nơi đóng góp tạo nguồn nước ngầm rất quý giá của Hà Nội;

-      Là nơi có hệ thủy sinh thái đặc thù của các hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ.

      Tất cả các giá trị đặc sắc về danh thắng, lịch sử, văn hóa và về môi trường của Hồ Tây nêu ở trên trong gần nửa thế kỷ qua thực sự đã bị suy giảm do môi trường nước Hồ Tây đã bị ô nhiễm nặng gây ra.

        Theo số liệu về môi trường nước Hồ Tây mà chúng tôi có được thì vào những năm 60 của thế kỷ trước chất lượng nước Hồ Tây còn rất tốt, hàm lượng BOD5 của nước Hồ Tây còn bé hơn 6 mg/l, tức là còn thuộc chất lượng nước loại A, nhân dân xung quanh Hồ thường ra Hồ Tây lấy nước về phục vụ ăn uống.  Thế mà ngày nay nước Hồ Tây đã bị ô nhiễm tới mức trở thành nước loại B1, B2, hàm lượng BOD5 của nước Hồ Tây ở giữa Hồ cao nhất đạt tới 23 mg/l, ở điểm gần bờ phía đường Thanh Niên cao nhất đạt tới 35 mg/l (vượt cả mức lớn nhất của nước loại B2 (25 mg/l), như thể hiện trên hình 2 và bảng 1. Thậm chí, thực tế đã xảy ra tình trạng có những ngày đứng gần mép nước Hồ Tây đã cảm thấy mùi tanh nồng vì cá chết do nước hồ bị ô nhiễm. Nhìn trên mặt hồ, dễ thấy đủ loại rác thải, phổ biến nhất là túi ni-lông và vỏ đồ hộp nổi lềnh bềnh trên mặt hồ. Nhưng hẳn mọi người sẽ không ngạc nhiên về tình trạng ô nhiễm nước Hồ Tây như trên, khi biết rằng trong những năm trước Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, mỗi ngày Hồ Tây phải tiếp nhận khoảng 4.000 m3 nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp của vùng xung quanh Hồ đổ vào. Các khách sạn, nhà hàng ăn uống và các công trình dịch vụ vui chơi đã phát triển và hoạt động rầm rộ ở xung quanh Hồ Tây, đặc biệt là ở khu bờ phía đường Thanh Niên. Tất cả lượng nước thải phát sinh từ các công trình này đều chưa được xử lý và thải trực tiếp xuống hồ. Đó là nguyên nhân cơ bản và chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường nước Hồ Tây.

Năm 2002, khi thực hiện đề tài khoa học độc lập do Bộ KHCM&MT giao cho về “Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, đề xuất các giải pháp BVMT” [1], chúng tôi đã đề xuất giải pháp xây cống vòng quanh hồ để thu gom và ngăn chặn không cho nước thải chảy vào hồ, đồng thời đưa ra dự báo mức độ ô nhiễm nước Hồ Tây sẽ tiếp tục tăng cho đến khi thực hiện xong giải pháp xây cống vòng quanh Hồ nêu trên, và sau khi xây cống ngăn chặn nước thải này, ô nhiễm nước Hồ sẽ suy giảm dần theo phương trình đường cong nước mặt tự làm sạch và khoảng 20 năm sau thì chất lượng nước hồ Tây sẽ được phục hồi lại như chất lượng nước loại A của các năm 60 của thế kỷ trước (BOD nhỏ hơn và bằng 6mg/l). Xét biểu đồ hình 2 ta thấy diễn biến nồng độ BOD5 thực tế trong 25 năm qua của nước Hồ Tây rất gần giống với đường cong dự báo của chúng tôi, dự báo này đã được giới thiệu trong tài liệu [1]. Số liệu quan trắc cho thấy nồng độ BOD5 Hồ Tây lớn nhất xảy ra vào năm 2006, ở hồ Bảy Mẫy vào năm 2005, từ năm đạt mức ô nhiễm lớn nhất này (khi đã cơ bản xây xong cống vòng quanh hồ) cho đến năm nay (2014) đã khoảng 8-9 năm, nồng độ BOD5 thực tế của nước 2 hồ này đã giảm khoảng 50%. Nguyên nhân cơ bản của sự giảm ô nhiễm này chính là trong dịp chuẩn bị kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hà Nội đã thực hiện 2 giải pháp quan trọng: (1) Xây cống vòng quanh Hồ để thu gom và ngăn ngừa nước thải chảy vào Hồ và (2) Đã thay đổi cách quản lý từ tình trạng “cha chung không ai khóc” tồn tại một thời gian dài trở thành quản lý “một đầu mối”.  Đó là tình trạng: UBND quận Tây Hồ chịu trách nhiệm quản lý dân cư trên địa bàn ven hồ, Sở Giao thông Vận tải quản lý các phương tiện giao thông thủy trên hồ, việc quản lý nuôi trồng, khai thác thủy sản và mực nước hồ lại do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhận, chống úng ngập là do Công ty Thoát nước chịu trách nhiệm, trách nhiệm quản lý môi trường là Sở TN&MT; UBND Hà Nội đã quyết định giao cho “một đầu mối” quản lý hồ là UBND quận Tây Hồ. Tuy vậy, theo đánh giá của chúng tôi thì giải pháp thu gom và ngăn ngừa không cho nước thải đổ thẳng vào Hồ Tây là chưa triệt để thực hiện. Hiện nay còn rất nhiều nguồn nước thải từ các công trình khách sạn, dịch vụ công cộng và ăn uống ở sát bờ hồ, ở trên bán đảo Tây Hồ và các nhà nổi, tàu khách sạn nổi… đang thải thẳng nước thải chưa được xử lý vào Hồ.

Nguồn: Theo số liệu quan trắc thực tế của Trạm QTMT đặt tại Viện KTMT (ĐHXD) [2]


Chú thích:
- Các trị số BOD ở biểu đồ trên là trị số đo BOD5 ở điểm giữa các hồ, là trị số trung bình của 4 đợt đo trong năm (3 tháng đo 1 đợt);

                   - Trị số của năm 2014 là trị số trung bình của 2 đợt do trong 6 tháng đầu năm 2014.

             Hình 2. Diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước Hồ Tây (màu xanh)  và trong  hồ Bảy Mẫu (màu đỏ)  trong 25 năm qua

Bảng  1. Số liệu quan trắc chất lượng nước Hồ Tây từ 2010  đến 2014

Thông số,

đơn vị đo

 

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Gần bờ hồ

Giữa hồ

Gần bờ hồ

Giữa hồ

Gần bờ hồ

Giữa hồ

Gần bờ hồ

Giữa hồ

Gần bờ hồ

Giữa hồ

pH

8,08

7,98

8,29

8,22

8,0

7,99

7,7

7,65

7,56

7,67

TSS, mg/l

47,0

31,0

45,0

33,0

42,0

31,0

46,0

25,0

47,0

27,5

Độ đục, NTU

46,5

29,9

43,8

32,5

40,8

30,1

44,8

24,0

45,9

26,1

TDS, mg/l

218

190

205

150

176

159

155

126,5

156,5

105,5

DO, mg/l

3,93

4,54

3,87

4,22

3,91

4,07

4,16

4,42

3,93

4,42

BOD, mg/l

17

9

20

11

18

11

15

8

16

7,5

COD, mg/l

44

24

47

29

43

28

37

21

41,5

20,5

NH4+, mg/l

3,37

1,10

2,92

1,03

2,44

1,05

1,85

0,78

1,92

0,81

NO3-, mg/l

3,06

2,09

3,67

2,29

3,70

2,56

2,69

1,94

3,13

2,49

PO43-, mg/l

1,94

0,86

1,76

0,77

1,13

0,66

0,94

0,60

1,04

0,67

Tỏng FE, mg/l

0,44

0,29

0,36

0,23

0,35

0,19

0,17

0,16

0,18

0,16

Coliform

MPN/100ml

26817

7182

38960

9590

17440

4866

8703

4650

8150

4650

 

Chú thích: - Số liệu ở bảng trên là trị số trung bình của quan trắc 4 đợt trong 1 năm, các đợt đo cách nhau 3 tháng, riêng số liệu của năm 2014 là số liệu trung bình của quan trắc 2 đợt trong 6 tháng đầu năm 2014 [2];

-   Vị trí do gần bờ là điểm đo gần bờ hồ phía đường Thanh Niên, gần đền Trấn Quốc.

Xem xét các số liệu cho ở bảng 1 ta thấy hàm lượng các chất ô nhiễm BOD, COD, NH4+, NO3-, PO43- ở điểm đo gần bờ lớn hơn gần gấp khoảng 2 lần so với giá trị của điểm đo ở giữa hồ. Chênh lệch tổng Coliform giữa 2 điểm đo trên còn lớn hơn, vào các năm 2010, 2011 và 2012 thì chênh lệch đó là khoảng 4 lần, vào các năm 2013, 2014 thì chênh lệch đó là khoảng 2 lần.

   Nếu như chúng ta ngăn ngừa được 100% nước thải ô nhiễm thải vào Hồ thì chắc chắn là chất lượng nước Hồ Tây ở gần bờ và ở giữa hồ sẽ sấp xỉ nhau và chất lượng nước Hồ Tây sẽ được phục hồi với tốc độ nhanh hơn diễn biễn ở hình 2.

Nhân đây chúng tôi cũng bàn luận về phương án xây kè bờ bằng đá hộc ở các sông hồ Hà Nội. Trong khoảng 10 - 15 năm trở lại đây, Hà Nội đã đầu tư một khoản kinh phí rất lớn để tiến hành xây kè bờ ở gần hầu hết các sông hồ chính ở nội thành bằng đá hộc dốc thoải 450 (như thể hiện sơ lược trên hình 3) với mong muốn cải thiện môi trường cho các sông hồ này.

Hình 3. Mô hình sơ lược mặt cắt sông hồ với kè bờ bằng đá hộc dốc thoải 450 ở Hà Nội, khi mưa đầy nước (a – chiều sâu của sông, hồ; b – chiều rộng của sông, hồ).

Nhưng thực tế thì ngược lại, giải pháp kỹ thuật bờ kè này lại có nhiều tác động tiêu cực, đã gây ra nhiều bất lợi đối với môi trường nước mặt Hà Nội, như là làm giảm đáng kể thể tích chứa nước mưa của sông, hồ (có thể giảm từ 15 – 35% thể tích chứa nước), làm giảm khoảng 20 - 30% tiết diện dòng chảy thoát nước mưa của sông, làm giảm khả năng thẩm thấu nước của sông hồ và diện tích mặt bùn đất đáy sông hồ bị thu hẹp đáng kể (có thể giảm tới 50%- hình 3), tất các các hậu quả này sẽ làm cho nạn úng ngập của nội thành Hà Nội càng căng thẳng thêm. Đồng thời còn làm giảm điều kiện môi sinh (vì diện tích bề mặt đá hộc trong sông hồ chiếm tỷ lệ rất lớn) đối với các loài thủy sinh vật, các loài sinh vật đáy và các loài vi khuẩn có khả năng tiêu hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước so với phương án xây kè bờ theo phương án thẳng đứng, như vậy kè bờ đá thoải 450 này sẽ làm cho môi trường nước sông, hồ bị ô nhiễm hơn. Vì vậy chúng tôi đề nghị Hà Nội dần dần dỡ bỏ tất cả các kè bờ bằng đá thoải 450 này và thay nó bằng tường chắn thẳng đứng.

    
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.    Ô nhiễm nước Hồ Tây đã làm giảm giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường và ý nghĩa lịch sử, văn hóa của Hồ Tây. Vì vậy, để Hồ Tây thực sự trở thành “Danh thắng Quốc gia” thì trước tiên phải xử lý ô nhiễm, phục hồi chất lượng nước hồ trong sạch, đạt loại A như nước hồ vào các năm 60 của thế kỷ trước;

2.    Phân tích diễn biến các thông số ô nhiễm môi trường nước Hồ Tây và hồ Bảy Mẫu  thực tế trong 25 năm qua cho thấy biện pháp xây cống vòng quanh hồ để ngăn chặn và thu gom không cho các nguồn nước thải đổ thẳng vào hồ là biện pháp kỹ thuật có hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước hồ. Tuy vậy đối với Hồ Tây hiện còn tồn tại nhiều nguồn thải nước ô nhiễm từ các cửa hàng ăn uống, các khách sạn và các công trình dịch vụ nằm ở khu vực sát bờ hồ, ở trong khu bán đảo Tây Hồ, và ở ngay trên mặt nước hồ, chưa được xử lý triệt để, nên môi trường nước gần bờ Hồ Tây hiện nay còn bị ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất ô nhiễm nước gần bờ gấp khoảng 2 lần so với nước ở giữa hồ. Như vậy, đối với Hồ Tây cũng như các hồ khác của nội thành Hà Nội cần phải chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống cống vòng xung quanh hồ để thu gom và ngăn ngừa 100% nước thải không cho chảy vào hồ thì nước các hồ mới nhanh chóng phục hồi thành môi trường nước trong sạch như những năm 60 của thế kỷ trước.

3.    Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét có tính bền vững, đề nghị xây 2 đường cống song song ở 2 bên bờ sông để thu gom tất cả các nguồn nước thải dẫn về Trạm xử lý nước thải Nomura 200.000 m3/ngày ở Yên Sở xử lý. Sau khi xử lý, lượng nước này có thể bơm về đầu nguồn tạo ra dòng chảy thường xuyên cho các sông này;

4.    Biện pháp xây kè bờ hồ, bờ sông nội thành Hà Nội trong thời gian qua bằng đá hộc dốc thoải 450 đã gây ra nhiều bất lợi về môi trường nước mặt Hà Nội, như là làm giảm đáng kể thể tích chứa nước mưa của hồ, sông, làm giảm khoảng 20 -30% tiết diện dòng chảy thoát nước mưa của sông, làm giảm khả năng thẩm thấu nước của sông hồ và làm giảm điều kiện môi sinh của các thủy sinh vật, các loài sinh vật đáy và các loài vi khuẩn có khả năng tiêu hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước, so với phương án xây kè bờ theo phương án thẳng đứng. Vì vậy đề nghị Hà Nội dần dần dỡ bỏ tất cả các kè bờ bằng đá hộc dốc thoải 450  này và thay bằng tường chắn thẳng đứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Phạm Ngọc Đăng, Lê Trình, Nguyễn Quỳnh Hương. Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, đề xuất các giải pháp BVMT. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội - 2004.

2.    Trạm Quan trắc và phân tích môi trường quốc gia CEETIA. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường hàng năm đối với Hồ Tây, từ năm 1990 đến năm 2014.

 

Địa chỉ tác giả:

GS.TSKH.NGND Phạm Ngọc Đăng

Mob: 0912371876;

Nhà số 12, ngõ 200, phố Vĩnh Hưng,

quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

 

  

Lượt xem: 4580

Các tin khác

Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam (SOS) tổ chức tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu cho Công ty Xăng Dầu An Giang

(26/04/2024 10:11:AM)

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức seminar khoa học về ứng phó sự cố tràn dầu

(22/04/2024 02:51:PM)

Tập huấn tác động của thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp và môi trường

(22/04/2024 01:16:PM)

Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực và có triển vọng.

(18/04/2024 05:50:PM)

Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”

(17/04/2024 11:22:AM)

(THPT) video “Phú Thọ - Khát vọng xanh”

(17/04/2024 10:42:AM)

(VTV) – Video Lễ hội Đền Hùng 2024: Lan toả thông điệp "Khát vọng xanh"

(17/04/2024 10:24:AM)

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(15/04/2024 12:50:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 3/2024

(10/04/2024 07:46:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE