quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Cái giá của bảo vệ môi trường

Thứ Bảy, 22/05/2010 | 09:54:00 PM

Cô bạn đồng nghiệp tôi cầm theo chai nước uống khi leo lên núi Đá Bia nổi tiếng ở Phú Yên. Đường xa, dốc cao nên mới đi chừng nửa chặng đường, chai nước cô ấy uống hết sạch và tìm cách vứt trên đường đi nhưng một người trong nhóm bỗng nói: “Em ráng giữ và cầm chai không, lát nữa mang xuống núi bỏ vào sọt rác”.

 
 
Cô ấy than vãn rằng làm sao mà có thể mang chai nước rỗng ruột theo sát bên mình lên tới đỉnh rồi mang xuống khi mà trên đường đi, lắm rác rưởi, trong đó có cả các chai nước đã uống nằm lăn lóc trên đường của những người đi trước để lại. Người đàn ông trong nhóm vừa đưa ra lời khuyên, liền nói: “Em cứ thử giữ chai nước rồi sau đó tìm cách bỏ vào sọt rác, để thấy cái giá của bảo vệ môi trường cơ cực như thế nào”.
 
Tôi chợt nhớ hồi đầu năm, khi đi du lịch khám phá Vườn quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận, một thành viên trong nhóm của tôi cũng nói như vậy với một người khác khi người này tìm cách bỏ lại rác trên núi. Cuối cùng người du khách cũng mang theo bịch rác bên mình xuống chân núi, bỏ vào đống rác của một nhà dân gần đó.
 
Quả thật, ai cũng hô hào bảo vệ môi trường nhưng dường như đó là chuyện của ai đó, rất xa, rất lớn và không liên quan gì tới cá nhân của người hô hào. Thế nhưng từ tư duy, suy nghĩ về bảo vệ môi trường tới hành động cụ thể của từng cá nhân trong từng việc làm nhỏ nhặt lại là khoảng cách xa vời.
 
Ai leo núi hay tắm biển thấy rác đầy trên núi, rác đầy dưới bãi biển sẽ nghĩ những người đi trước không ý thức bảo vệ môi trường, làm bẩn bãi biển đẹp hay ngọn núi linh thiêng. Nhưng khi chính họ, mang theo đồ ăn, thức uống khi đi du lịch, cũng vứt ra bãi biển như bao người khác. Có nhiều người sẽ đổ lỗi cho khu tắm biển hay khu du lịch nào đó thiếu sọt rác, thiếu nơi để họ bỏ rác, nhưng ngay cả khi bãi biển có nơi đổ rác thì rác vẫn đầy bãi biển, dù du khách nào gần như cũng có hiểu biết về bảo vệ môi trường nếu ai đó cắc cớ hỏi.
 
Tôi có nhiều bạn bè là doanh nghiệp, họ kể có lắm doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường nên xây hệ thống xử lý nước thải hàng tỉ tới hàng chục tỉ đồng. Việc bỏ một số tiền lớn ra đầu tư vào xử lý nước thải chứng tỏ doanh nghiệp đã có ý thức về môi trường nhưng cơ quan chức năng lại phát hiện khá nhiều nhà máy có hệ thống xử lý nước thải lại lén xả nước thải chưa qua xử lý ra sông ngòi, môi trường sống. Cái giá của bảo vệ môi trường ở các nhà máy này chính là họ có ý thức nhưng nếu vận hành hệ thống xử lý nước thải thì chi phí sản xuất, đội giá thành sản phẩm lên cao, sợ không cạnh tranh lại các đối thủ.
 
Các cơ quan quản lý nhà nước khi xét duyệt các dự án đầu tư, tôi thừa biết họ có ý thức gìn giữ môi trường cho địa phương mình nhưng sức ép về thu hút đầu tư, về nộp thuế của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho địa phương, thậm chí là thành tích của cơ quan, cá nhân … đã vượt qua suy nghĩ bảo vệ môi trường, nên cuối cùng họ vẫn cấp phép dù doanh nghiệp chưa chưa cam kết về bảo vệ môi trường, thậm chí khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp còn xin khất nợ khâu xử lý nước thải với lắm lý do. Đó là cái giá của bảo vệ môi trường phải đánh đổi với kinh tế, lợi nhuận, việc làm nhưng dường như nhà chức trách, vì những lý do nào đó, cuối cùng vẫn cứ làm ngơ cho doanh nghiệp vi phạm môi trường.
 
Cũng như cô bạn tôi, dù có ý thức bảo vệ môi trường, biết là nếu quăng chai nước rỗng trên đường lên núi sẽ không tốt nhưng cái giá phải trả cho bảo vệ môi trường chính là cô ấy rất mệt mỏi nếu cứ mang theo chai nước rỗng trong quá trình leo núi để chờ tìm một sọt rác nào đó để bỏ vào.
 
Rõ ràng, đã đến lúc bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở ý thức hay hiểu biết của từng người dân, từng doanh nghiệp mà nó phải trở thành hành động cụ thể dù phải trả giá bằng công sức, tiền của và thậm chí phải xử lý hình sự các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về môi trường.

(TB KTSG, 21/5/2010)

Lượt xem: 1505

Các tin khác

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

Mù Cang Chải khai mạc Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày năm 2024

(28/12/2024 09:11:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE