quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Cả nước có 3975 “Cây Di sản Việt Nam”

Thứ Năm, 09/01/2020 | 07:14:00 AM

Cây di sản là những cây thân gỗ, đa phần là cây cổ thụ, có từ lâu đời và có giá trị lớn về văn hóa, giáo dục, lịch sử, xã hội, sinh thái, du lịch... được pháp luật cũng như cộng đồng công nhận và bảo vệ.

 Tại các quốc gia như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ… đã tiến hành bảo vệ Cây Di sản như một loại Danh mộc Cổ thụ của đất nước. Ngọài giá trị văn hóa, giáo dục, xã hội và sinh thái, Cây di sản cũng rất được du khách quan tâm, tạo ra nguồn thu lớn cho ngành du lịch địa phương.

Ở nước ta, việc tuyển chọn, vinh danh Cây Di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (VACNE) khởi xướng từ năm 2010 với tên gọi “Bảo tồn cây Di sản Việt Nam”, được nhiều tỉnh, thành phố hưởng ứng.

ca se nuoc co 3975 cay di san viet nam
Cận cảnh 2 gốc bàng cổ thụ trong sô 53 cây bàng được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là "Cây di sản Việt Nam" (Ảnh: Trần Linh)

Việc lựa chọn và vinh danh Cây Di sản góp phần bảo tồn nguồn gen tiêu biểu, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật Việt Nam tạo nguồn du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.

Cây Di sản bao gồm những cây gỗ lớn, cây thân gỗ mọc tự nhiên hoặc được trồng, đang sống trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên, có một hoặc một số giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hóa, lịch sử... được cộng đồng đề xuất, được chủ sở hữu cây đăng ký, được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận và được bảo tồn tốt nhất theo khả năng có thể. Cây Di sản là những cây xanh đáp ứng được các tiêu chí sau:

Đối với cây tự nhiên: phải là cây có trên 200 năm tuổi; có tổng thể cao to, hình dáng đặc sắc (cao trên 40m, chu vi trên 6m đối với cây gỗ đơn thân; Cao trên 25m, chu vi trên 15m đối với các cây đa, si thuộc chi Ficus. Tiêu chí công nhận “Cây Di sản Việt Nam" đặc biệt ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị văn hoá, lịch sử.

Đối với cây trồng phải đạt 100 năm tuổi; có tổng thể cao to, hình dáng đặc sắc (cao trên 30m, chu vi trên 3,5m đối với cây gỗ đơn thân; Cao trên 20m, chu vi trên 10 m, đối với cây đa, si thuộc chi Ficus. Tiêu chí công nhận “Cây Di sản Việt Nam" đặc biệt ưu tiên các loài có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử.

Đối với các cây khác: Cây không đạt các tiêu chí kỹ thuật đã nêu, nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc lịch sử, hoặc văn hoá, hoặc mỹ quan, cây cảnh độc đáo.

ca se nuoc co 3975 cay di san viet nam
Vẻ đẹp hùng vĩ của những cây bàng di sản tại Côn Đảo (Ảnh: Trần Linh)

Mới đây, trong số 41 cây cổ thụ của 3 tỉnh/ thành phố khu vực phía Bắc nước ta, vừa được Hội đồng công nhận đủ tiêu chuẩn “Cây Di sản Việt Nam", có cây Thông đỏ hơn 200 năm tuổi, cao 30 mét (tên khoa học là Taxus wallichiana) – một loài thực vật cực kỳ quý hiếm ở xã Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh - nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết: đây là loài cây chậm lớn, chứa nhiều tinh chất quý hiếm (có tên trong Sách đỏ Việt Nam) đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì thế, việc nộp hồ sơ đăng ký Cây Di sản để bảo vệ của ông Thào Mí Páo - Chủ tịch UBND xã, đại diện cộng đồng các dân tộc ở Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn (Hà Giang) là một tín hiệu rất vui.

Trong đợt xét vừa qua, còn có 35 cây cổ thụ có tên địa phương là Rầm Rào, hơn 200 tuổi, cao hơn 30m, chu vi thân trên 2,4m ở bản Ngắn, xã Quang Trung (huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng) được công nhận đủ tiêu chuẩn “Cây Di sản Việt Nam". Nhưng các chuyên gia cho rằng: có khả năng đây là những cây Chò chỉ (Parashorea chinensis) nên rất cần xác định chính xác tên khoa học của cây trước khi gắn bia Cây Di sản.

Cây cao tuổi nhất được xét, công nhận lần này là cây Thị hơn 800 năm, chu vi thân 6,5m ở thôn 5 làng Đông Am, xã Tam Cường (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng). Tại xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo còn có 01 cây Bàng ở thôn 7 và 03 cây Ruổi (2 cây ở trước miếu Bến Đò và 01 cây trước đình Đông Am) được công nhận“Cây Di sản Việt Nam"

Nếu như 41 cây cổ thụ này được Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam thông qua, thì tới cuối năm 2019, cả nước ta đã có 3975 “Cây Di sản Việt Nam".

Trần Linh/Tamnhin

Lượt xem: 2428

Các tin khác

(TTXVN): Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản Việt Nam

(13/01/2025 10:38:AM)

Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(11/01/2025 11:14:PM)

Video của Đài Truyền hình TP HCM: CÔNG NHẬN 8 CÂY DI SẢN VIỆT NAM TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

(02/01/2025 09:57:AM)

(Báo Tuổi trẻ) - Video "Cận cảnh 8 cây quý vừa được công nhận cây di sản ở Thảo cầm viên"

(02/01/2025 09:46:AM)

Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(01/01/2025 11:53:PM)

(nld.com.vn): Thảo Cầm Viên: 8 cây di sản kể chuyện lịch sử thiên nhiên

(01/01/2025 04:21:PM)

(Tuoitre.vn): Thảo cầm viên có 8 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:16:PM)

(Tienphong.vn): Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:10:PM)

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải.

(30/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE