quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Bình Thuận: “Lá phổi xanh” trong lòng thị trấn

Thứ Sáu, 23/02/2024 | 07:14:00 AM

Du khách thập phương biết nhiều hơn về núi Tà Cú kể từ năm 1996, cứ vào mỗi dịp xuân về, Hội thi leo núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam lại được tổ chức. Ban đầu, đây chỉ là cuộc thi cấp huyện của tỉnh Bình Thuận, nhưng đến nay quy mô đã được mở rộng đến các tỉnh Tây Nguyên và khu vực Đông Nam bộ. Cuộc thi leo núi Tà Cú không chỉ có ý nghĩa khích lệ giữ gìn, nâng cao sức khỏe, quảng bá hình ảnh địa phương, kích thích du lịch mà còn khích lệ mọi người cùng chung tay bảo vệ “lá phổi xanh”.

 

Điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách

Núi Tà Cú tọa lạc tại thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam với những cánh rừng nguyên sinh, có nhiều động vật quý hiếm và được ví như "lá phổi xanh" trong lòng thị trấn. Những cánh rừng nguyên sinh đã được cộng đồng người dân địa phương chung tay bảo vệ theo suốt chiều dài lịch sử. Tà Cú là ngọn núi đá với cảnh quan hùng vĩ và những truyền thuyết tâm linh độc đáo. Đỉnh núi Tà Cú có độ cao lên tới 649m so với mặt nước biển và trước đây nó được biết đến như một ngọn núi lửa. Hiện nay, đỉnh núi được bảo tồn làm khu vực rừng quốc gia với đa dạng hệ động vật và thực vật. Nơi đây có hơn chục loài động vật quý hiếm được liệt kê trong sách đỏ thế giới bao gồm: thằn lằn đá, gà gô, voọc bạc Trường Sơn và chà vá chân đen, cùng với hơn 150 loại cây quý và cây thuốc khác. Quần thể chùa núi Tà Cú tạo nên một không gian Phật giáo độc đáo và linh thiêng giữa núi rừng. Sau khi leo núi hoặc đi cáp treo, du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn các công trình độc đáo trên đỉnh núi. Đầu tiên phải nói đến bức tượng Phật nằm quý giá tọa lạc tại ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ linh thiêng được xác lập kỷ lục là tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Linh Sơn Trường Thọ nằm lưng chừng ở dãy núi Tà Cú ở độ cao 420m mang đậm màu sắc cổ kính giữa khung cảnh rừng núi chập chùng. Chùa Tổ cũng được xây dựng 3 gian gây ấn tượng với những du khách hành hương bởi vị thế tôn nghiêm ngay giữa mây trời. Nơi đây sở hữu hơn 100 bậc đá tam cấp phủ rêu xanh. Không những thế ngôi chùa này còn mang nét nghệ thuật kiến trúc Phật giáo thời Nguyễn. Ngay phía Đông của chùa Tổ linh thiêng là ngôi chùa Long Đoàn rất linh thiêng. Phần trung tâm của ngôi chùa là ngôi chánh điện được những bức tường đá chẻ bề thế, chắc chắn bao bọc xung quanh. Đặc biệt, ngôi chùa còn sở hữu một khu đất rộng với nhiều loại cây ăn trái tạo nên một khu sinh thái ngay giữa núi rừng. Khu du lịch Tà Cú là một điểm tham quan du lịch tâm linh hấp dẫn thu hút đông đảo du khách, nhất là mỗi dịp tết đến xuân về, đặc biệt là Hội thi leo núi Tà Cú vào ngày mùng 7 tết hàng năm. Với dịch vụ du lịch đa dạng, nơi đây đáp ứng mọi nhu cầu, từ du lịch tâm linh đến khám phá và trải nghiệm. Năm 2003, Khu du lịch núi Tà Cú đã được tỉnh Bình Thuận quy hoạch và đưa vào hoạt động, trở thành một trong những điểm đến du lịch trọng điểm của tỉnh. Du khách đến đây không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, mà còn khám phá vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và hòa mình vào không gian linh thiêng của chùa Phật.

3 tượng Phật trên núi Tà Cú.

Cần bảo tồn và gìn giữ

Ở tỉnh Bình Thuận, ngoài các khu vực đồng bằng, đồi cát gắn với các tuyến du lịch ven biển của tỉnh, còn có nhiều hệ thống tài nguyên du lịch hấp dẫn gắn với các dạng cảnh quan đặc hữu xen kẽ giữ núi rừng như núi Tà Cú được ví như “lá phổi xanh” trong lòng thị trấn, đây là các địa bàn giàu tiềm năng để khai thác phát triển thế mạnh về du lịch của tỉnh. Với nhu cầu về du lịch như hiện nay đã từng bước nâng cấp chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và phát triển một số sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của du khách. Song song đó thì việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên nơi đây cũng được quan tâm đúng mức. Ngoài bảo tồn cảnh quan thiên nhiên du lịch, tỉnh cũng đã đầu tư bảo tồn các công trình kiến trúc, di tích lịch sử nổi bật đó là bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch tâm linh của tỉnh tập trung vào các giá trị văn hóa đặc trưng mang tính truyền thống cao, gắn với đời sống và phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng đã đề ra, xác định công tác bảo tồn và phát triển cảnh quan thiên nhiên du lịch là nhiệm vụ trọng tâm nên cần có nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Trước mắt, tỉnh triển khai hoàn thiện và xây dựng cơ chế chính sách, chế tài cụ thể cho các hoạt động cụ thể như: quản lý, đầu tư, kiểm tra, giám sát, bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục rộng rãi về vai trò và ý nghĩa của hành động bảo vệ cảnh quan môi trường nói chung, cảnh quan du lịch nói riêng. Cùng với đó nghiên cứu, điều tra cơ bản, điều tra xã hội học, đánh giá hiện trạng cho các hạng mục công trình di tích văn hóa lịch sử truyền thống, đồng thời ưu tiên đầu tư cải tạo cảnh quan. Về lâu dài, trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng, căn cứ vào nhu cầu đầu tư thực tế của địa phương để tiến hành lập các quy hoạch cụ thể, hạn chế tình trạng quy hoạch treo. Tiếp tục triển khai áp dụng các cơ chế, chính sách, chế tài các quy định trong quản lý du lịch, bảo tồn cảnh quan môi trường đã được xây dựng. Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng, hướng tới xã hội hóa toàn diện công tác bảo tồn cảnh quan du lịch. Đồng thời tiếp tục triển khai công tác nghiên cứu, đánh giá, điều tra cơ bản về xã hội, về bảo tồn cảnh quan và các di tích lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ, tránh tình trạng tài nguyên du lịch bị suy thoái hoặc mai một.

Phan Liên

Nguồn: Báo Nhân dân - nhandan.vn - Đăng ngày 22/02/2024

Lượt xem: 307

Các tin khác

Đà Nẵng: Khi khách "Tây" dọn rác

(23/04/2024 06:07:AM)

''Xanh hóa'' du lịch, khách muốn có chuyến đi giảm ''dấu ấn'' môi trường

(16/04/2024 06:06:AM)

Vào Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ngắm các loài chim đặc hữu

(14/04/2024 07:07:AM)

Du lịch Net Zero: Xu hướng mới của ngành du lịch

(11/04/2024 05:47:AM)

Du lịch di sản: Kết nối để phát triển bền vững

(09/04/2024 08:17:AM)

Trao "hộ chiếu xanh" khi du lịch xứ dừa

(29/03/2024 07:37:AM)

Đắk Lắk: Du lịch thân thiện với voi

(18/03/2024 06:47:AM)

Côn Đảo sẽ kiên quyết: Nói không với đốt hàng mã tại các di tích

(08/03/2024 05:56:AM)

Lâm Đồng: xây dựng một môi trường du lịch xanh và bền vững

(26/02/2024 04:52:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE