quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái tại Vườn quốc gia U Minh Thượng - Kiên Giang

Thứ Ba, 14/02/2023 | 06:53:00 AM

Bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái tại Vườn quốc gia U Minh Thượng - Kiên Giang

 Vườn quốc gia U Minh Thượng là một trong ba khu vực trọng yếu của khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang sở hữu giá trị đa dạng sinh học bậc nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp từ địa phương, tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái tại khu vực này.

Vườn quốc gia U Minh Thượng được công nhận là Khu Ramsar thứ 2.228 của thế giới và thứ 8 của Việt Nam, được hình thành và tập trung ở phía Tây bán đảo Cà Mau, tiếp giáp với dãy rừng ngập mặn dọc theo vịnh Thái Lan, U Minh Thượng là một loại rừng ngập nước phèn đặc biệt ở Việt Nam, và thậm chí còn được công nhận vào danh sách các loại rừng độc đáo và quý hiếm trên thế giới.

Theo nghiên cứu của các ngành chức năng, trong hệ sinh thái rừng úng phèn của Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của vùng lõi thuộc Vườn quốc gia U Minh Thượng có những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh. Đó là các ưu hợp rừng tràm hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn, với diện tích gần 3.000ha. Đây cũng là căn cứ của cách mạng trong thời kỳ kháng chiến. Với đặc điểm này, Vườn quốc gia U Minh Thượng là một trong hai khu vực quan trọng nhất của rừng đầm lầy than bùn còn lại ở Việt Nam (khu vực khác là U Minh Hạ). Trên than bùn còn lại những cảnh quan tự nhiên của rừng U Minh xưa với những cây tràm cổ thụ, dòng nước đỏ vùng U Minh.

Hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn trở thành một hệ sinh thái có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của hàng trăm loài động vật hoang dã U Minh Thượng sở hữu đa dạng sinh học nhất về các loài thực vật ở đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh sự phát triển của cây tràm, còn có hơn 254 loài thuộc 84 họ, với nhiều loài đặc hữu như phong lan đất, bèo nhọn, cây dương xỉ… Tại U Minh Thượng có 72 loài động, thực vật quý, hiếm được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục Đỏ IUCN 2012.

Tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh các giải pháp bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên của hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại vườn.

Trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã nỗ lực rất nhiều trong việc thực hiện quá trình bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên ở vùng đất than bùn, đảm bảo sự tự nhiên, hoang dã và toàn vẹn của hệ thống sinh thái, sự đa dạng và giá trị nổi bật của dân số ở Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Mới đây, với mục đích phục hồi, bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tiêu biểu của đồng bằng sông Cửu Long và của Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cho cộng đồng dân cư vùng đệm nhằm giảm thiểu các áp lực đối với công tác bảo tồn tài nguyên rừng và đất ngập nước của Vườn Quốc gia, UBND tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt khoản viện trợ Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Thụy Sĩ tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) viện trợ thực hiện dự án Phục hồi tính toàn vẹn hệ sinh thái Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Theo đó, dự án hướng tới mục tiêu phục hồi tính toàn vẹn của hệ sinh thái đất ngập nước ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng thông qua trồng phục hồi 280 ha rừng tràm trên đất than bùn bị cháy và suy thoái, nâng độ che phủ rừng của Vườn quốc gia U Minh Thượng tăng 3,48%. Cải thiện sinh kế cho 900 hộ gia đình cộng đồng vùng đệm ở Vườn quốc gia U Minh Thượng thông qua áp dụng thực hành quản lý tốt hơn và đa dạng hóa sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Khoản viện trợ đáp ứng kết quả tối đa trồng 280 ha rưng đặc dụng các loài bản địa (80- 1.000 cây/ha) phát triển tốt trên đất than bùn bị cháy nặng trong vùng lõi Vườn quốc gia U Minh Thượng, đóng góp vào 01 tỷ cây xanh của Chính phủ. 

Ngoài ra, dự án hướng đến mục tiêu đạt được ít nhất 20% hộ gia đình ở vùng đệm có thu nhập có khả năng tăng 10-15% nhờ áp dụng thực hành quản lý tốt hơn và đa dạng hóa sản phẩm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Dự án mang lại lợi ích cho 900 hộ gia đình 02 xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng. Được thực hiện trong 05 năm (tương đương 60 tháng), với tổng vốn viện trợ không hoàn lại: 6.529.504.560 triệu đồng, tương đương 278.087,93 USD.

Minh Thu

Nguồn: TCĐT Thiên nhiên và Môi trường - thiennhienmoitruong.vn

Lượt xem: 1410

Các tin khác

Găng néo – cây di sản cũng dùng làm thuốc

(21/04/2025 11:13:AM)

Tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Đột phá trong kỷ nguyên bền vững

(21/04/2025 06:49:AM)

Hà Nội tăng tốc thực hiện cam kết khí hậu COP26, COP29

(20/04/2025 07:14:AM)

Chuẩn hóa thủ tục bảo tồn thiên nhiên: Hướng tới hiệu quả và minh bạch

(19/04/2025 05:58:AM)

Quảng Nam: Bảo tồn voi hoang dã giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái

(17/04/2025 07:05:AM)

Tác động hiệu quả của sự thay đổi hành vi trong năng lượng, giao thông vận tải và thực phẩm

(14/04/2025 06:03:AM)

TP. HCM: Sẽ xử lý nghiêm đơn vị thi công vỉa hè làm ảnh hưởng đến cây xanh

(13/04/2025 06:37:AM)

Vingroup đề xuất đầu dự án điện gió gần bờ 4,5 tỷ USD tại Trà Vinh

(11/04/2025 08:51:AM)

5 cách để chống trả tội phạm tự nhiên đe dọa hành tinh của chúng ta.

(10/04/2025 09:11:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE