quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng bền vững

Chủ Nhật, 13/07/2014 | 05:35:00 PM

(Chinhphu.vn) - Sáng 11/7, “Quy hoạch về bảo tồn đa dạng sinh học TP Hà Nội đến năm 2030” đã được các đại biểu kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội khóa XIV nhất trí thông qua.

 

 

Ảnh minh họa
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của TP Hà Nội nhằm đảm bảo các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù, các loài và các nguồn gen quý hiếm, tài nguyên rừng được bảo tồn, phát triển, sử dụng hợp lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội theo hướng bền vững.

Theo UBND TP Hà Nội, Quy hoạch có mục tiêu giảm thiểu, chấm dứt các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên, các đe dọa, tác động tiêu cực khác đến đa dạng sinh học; xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển các cơ sở bảo tồn nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học của TP Hà Nội…

Đến năm 2020, sẽ củng cố và phát triển các khu bảo tồn hiện có là Vườn Quốc gia Ba Vì, khu K9. Đồng thời, thành lập 3 khu bảo tồn mới, chuyển đổi và thành lập mới các khu bảo tồn đa dạng sinh học cấp thành phố như Khu bảo tồn loài – sinh cảnh hồ Hoàn Kiếm, khu bảo vệ cảnh quan Hương Sơn, Vật Lại (Ba Vì), Hồ Tây; duy trì phát triển các cơ sở bảo tồn như Vườn Bách thảo, Vườn thú, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn…

Đến năm 2030 sẽ thành lập tiếp được 4 khu bảo tồn; tiếp tục cải tạo cảnh quan, chất lượng nước một số hồ tự nhiên và nhân tạo trong thành phố; tăng tỷ lệ che phủ rừng đạt 7,7%; 100% các loài ngoại lai trên địa bàn thành phố được đưa vào danh mục kiếm soát và được cập nhập định kỳ theo ba nhóm danh mục: danh mục trắng (được phép nuôi, trồng), xám (được phép nuôi, trồng có điều kiện), đen (cấm nuôi, trồng) và có các biện pháp quản lý phù hợp.

Thành phố cũng đặt mục tiêu duy trì và phát triển được hệ thống ngân hàng dữ liệu nguồn gen dược liệu (ngân hàng gen hạt và thí nghiệm trong ống nghiệm) tại Viện Dược liệu, 3B phố Quang Trung để bảo tồn giống một số loài thuốc quý. Bên cạnh đó, bảo vệ và phát triển các nguồn gen quý hiếm, các loài cây trồng vật nuôi đặc sản của TP Hà Nội như cam Canh, bưởi Diễn, đào Nhật Tân, húng Láng, rau muống Linh Chiểu, gà mía, cá rô đầm sét…

Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học hệ sinh thái đô thị đặc thù, tăng tỷ lệ cây xanh lên 10 – 12m2/người, ưu tiên trồng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế, cảnh quan và cải tạo nâng cao chất lượng môi trường sống.

Đối với hệ sinh thái tự nhiên, hiện thành phố có trên 6,7 nghìn ha phân bố ở khác khu vực Đồng Mô, hồ Suối Hai, Đầm Long, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ. Việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên nhằm bảo vệ và phát triển nguồn gen tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, duy trì và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng cho thành phố và phát triển mới các loài phù hợp với đặc điểm và điều kiện sinh sống.

Kinh phí dự kiến đầu tư cho việc triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học TP Hà Nội đến năm 2030 khoảng 73,5 tỷ đồng.
 

Gia Huy (Chinhphu.vn)

Lượt xem: 1587

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE