(Tóm tắt Báo cáo của Thường vụ được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội BVTN&MT Việt Nam thông qua tại cuộc họp ngày 29/12/2011)
PGS.TS. Phạm Bình Quyền, Tổng thư ký Hội,
đọc Báo cáo hoạt động Hội năm 2011 và Nhiệm vụ năm 2012
Năm 2011 là năm khó khăn đối với các hoạt động của Hội. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động nỗ lực của các vị lãnh đạo và nhiều hội viên của Hội, kế hoạch công tác được thông qua tại kỳ họp cuối năm 2010 đã được hoàn thành về cơ bản, cụ thể như sau:
Phần thứ nhất: Tổng kết công tác 2011
I. Hội tiếp tục được củng cố và phát triển
- Thường vụ, các ban, Văn phòng hoạt động đồng đều, thường xuyên
- Ban Kiểm tra, Thường vụ làm việc với một số đơn vị, chấn chỉnh hoạt động, kiện toàn lãnh đạo
- Phát triển được 5 hội thành viên mới và nhiều hội viên cá nhân, phần lớn là trẻ. Số lượng đơn vị hội thành viên hiện nay là 153.
- Nhìn chung, Hội tạo lập được môi trường hoạt động lành mạnh, có hiệu quả.
II. Phát huy thế mạnh của Hội trên nhiều lĩnh vực
1. Sự kiện “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam”
Đã có 23 tỉnh/thành phố đăng ký đề nghị công nhận với tổng số trên 300 hồ sơ. Hội đã công nhận và phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh cho 113 cây từ Cao Bằng tới Bình Định.
Sự kiện được cộng đồng sôi nổi hưởng ứng; bước đầu có tác dụng tốt về môi trường; lãnh đạo Trung ương, địa phương ủng hộ; Quốc tế quan tâm
2. Nghiên cứu khoa học
Các hội viên chủ động tiến hành nghiên cứu khoa học theo khả năng có thể của mình, xuất bản nhiều công trình, giáo trình, tài liệu tham khảo có giá trị.
Hội tổ chức Hội thảo toàn quốc về “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn” lần thứ 3 và “Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam” lần thứ 2.
Nhiều Hội thảo khoa học khác được Hội Trung ương và các hội thành viên tổ chức thành công (hội thảo ĐTM Việt - Hàn lần thứ 3, Hội thảo Công nghệ biến rác thải thành năng lượng, các Hội thảo về ứng phó với biến đổi khí hậu, hội thảo thuộc các nhiệm vụ,…)
3. Tư vấn, phản biện xã hội
Là thế mạnh của toàn Hội, đóng góp được nhiều ý kiến quan trọng về tài nguyên và môi trường.
Gửi kiến nghị lên Tổ chức quốc tế chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh RIO + 20 (vào năm 2012), được hoan nghênh; kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu tổ chức tối thiểu Cục Biến đổi khí hậu độc lập, được Bộ chấp nhận.
Phản biện có kết quả đối với việc tổ chức thực hiện tốt hơn Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; về định hướng phát triển bền vững Vườn quốc gia Ba Vì và phụ cận, về các vấn đề liên quan đến thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai và hàng loạt các vấn đề khác được hội viên và công luận quan tâm, gần đây nhất là dự án đập Xayabury (Lào) và đập dâng lấn biển thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nâng cao nhận thức cộng đồng
Liên tục nâng cấp trang web www.vacne.org.vn , số lượt truy cập ngày càng tăng, trung bình đạt 8.000-9.000 lượt/ngày đối với trang tiếng Việt, 300 lượt/ngày đối với trang tiếng Anh; đang xin phép thành lập báo điện tử.
Xuất bản 3 đầu sách do Nhà nước đặt hàng (Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn (NXB Tài nguyên và Môi trường); Phản biện xã hội trong lĩnh vực Tài Nguyên và Môi trường (NXB Khoa học và kỹ thuật) Một số điều cần biết về Biến đổi khí hậu, (NXB Khoa học và kỹ thuật))
Nhiều hội thành viên tổ chức các hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, xuất bản tạp chí, bản tin, trang web và các ấn phẩm khác, hội viên viết hàng trăm bài báo, trả lời hàng trăm cuộc phỏng vấn trên ti vi, đài, báo.
Tổ chức thành công Cuộc thi Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước lần thứ 8 cho học sinh, đưa 3 học sinh đoạt giải nhất đi thi quốc tế tại Thụy Điển.; chuyến đạp xe xuyên Việt truyền thông môi trường cho tình nguyện viên trẻ; ký kết hợp tác 5 năm với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; nhiều cuộc thi tìm hiểu môi trường cho các lứa tuổi khác nhau ở địa phương.
Phối hợp và bảo trợ các cuộc Hội chợ - Triển lãm quốc tế về Công nghệ môi trường và sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam và các nước xung quanh.
5. Dịch vụ khoa học kỹ thuật
Các đơn vị trực thuộc, nhiều hội thành viên, đặc biệt là các tổ chức NGO’s hội viên thực hiện nhiều hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật, đề tài, nhiệm vụ cấp nhà nước, bộ ngành và dịa phương. Trong năm, trung bình mỗi đơn vị hoàn thành khoảng 2-3 nhiệm vụ, chất lượng tốt, đảm bảo thời gian.
Nội dung các nhiệm vụ được hoàn thành rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển công nghệ thân thiện với môi trường.
Thông qua các hoạt động năm qua, tiềm lực Hội được tăng cường, nhiều hội viên bảo vệ thành công luận án tiến sỹ, thạc sỹ. Phòng thí nghiệm của Viện Nước và Công nghệ môi trường (TP Hồ Chí Minh) được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường ISO/EIC 17025:2005.
Các Bộ ngành và nhiều địa phương khen và tặng thưởng nhiều tổ chức và hội viên của Hội. Năm qua, 3 cá nhân và 2 tập thể Hội được trao Giải thưởng Môi trường Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường trao bằng khen cho 2 đơn vị của Hội về đóng góp xây dựng hải đảo và biển. Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen cho toàn Hội về thành tích trong hoạt động kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư -Thăng Long – Hà Nội.
Bên cạnh các kết quả chính đã đạt được, Hội còn những tồn tại cần rút kinh nghiệm. Có một số khoản mục kế hoạch không thực hiện được hoặc chậm so với tiến độ (Cúp vàng, một số hội thảo khoa học, một số hợp đồng dịch vụ, …); việc phối hợp, kết hợp trong và ngoài Hội còn hạn chế, thông tin trong Hội nhiều khi còn chậm; chất lượng các hoạt động không đồng đều; còn có Hội thành viên chưa tổ chức đại hội đúng thời hạn; việc đóng hội phí hoặc đóng không đầy đủ tiếp tục diễn ra,…
Nguyên nhân thành công:
Xác định đúng các nhiệm vụ trọng tâm dựa trên thế mạnh của Hội, hướng tới cộng đồng, lựa chọn được các phương thức hoạt động tương đối hợp lý.
Được sự ủng hộ của các cơ quan chính quyền, sự hưởng ứng và tham gia của cộng đồng , kể cả người nước ngoài, thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi.
Chú trọng liên kết trong, ngoài Hội, huy động được nguồn lực từ nhiều phía; chú trọng phát huy nội lực, đặc biệt của Thường vụ, BCH Trung ương và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo các hội thành viên.
Nguyên nhân chưa thành công:
Liên kết, phối hợp hoạt động còn yếu; hình thức hoạt động còn chưa đủ độ linh hoạt cần thiết.
Còn phụ thuộc nhiều vào nguồn lực tài chính bên ngoài, đóng góp quỹ hội thường xuyên không đủ.
Hoạt động của một số hội thành viên chưa đều, hoạt động của một số Ủy viên Ban chấp hành còn thiếu chủ động, một số hội thành viên hầu như không hoạt động.
Phần II: Nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 của Hội
Năm 2012 là năm đặc biệt về môi trường. Trên thế giới sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh RIO + 20. Ở Việt Nam kỷ niệm 20 năm Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 10 năm Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hội BVTN&MT Việt Nam 24 tuổi. Kinh tế tiếp tục khó khăn, môi trường xuống cấp, thiên tai gia tăng, nhận thức môi trường của cộng đồng chưa cao, quản lý môi trường còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, không ít cơ hội cũng đã được mở ra. Toàn Hội cần nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
1. Công tác đặc thù: tiếp tục duy trì và phát triển sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, chú trọng quan tâm các cây đã được công nhận.
2. Nghiên cứu khoa học: Tổ chức thành công Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ 4, Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt nam lần thứ 3.
3. Phản biện xã hôi: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tư vấn và phản biện xã hội theo phương pháp đã được xác lập.
4. Truyền thông giới trẻ: Tổ chức Cuộc thi Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước lần thứ 9 cho lứa tuổi học sinh; các chuyến đạp xe xuyên biên giới Việt – Lào và Việt – Campuchia truyền thông môi trường cho các tình nguyện viên trẻ.
5. Tằng cường truyền thông môi trường: Phát hành 2 đầu sách “Thương hiệu xanh bền vững” và “Cộng đồng với phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu”, tiếp tục phát hành các tạp chí, bản tin, báo điện tử, trang web và các tài liệu môi trường khác, nâng cấp trang web www.vacne.org.vn .
6. Công nghệ môi trường: Phối hợp tổ chức và bảo trợ các Cúp vàng thân thiện môi trường, các hội chợ - triển lãm quốc tế về công nghệ môi trường ở Việt Nam và các nước trong khu vực, khuyến khích thiết kế, áp dụng công nghệ môi trường.
7. Dịch vụ: Thực hiện tốt các hợp đồng dịch vụ, các nhiệm vụ, đề tài, dự án, chú trọng đảm bảo chất lượng, tiến độ, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
8. Công tác Hội: Thường xuyên làm tốt công tác Hội, bảo đảm tiến hành các cuộc họp của BCH Trung ương, Thường vụ, các ban, của lãnh đạo các hội thành viên đúng quy định
9. Đột xuất: Sắn sàng thực hiện các nhiệm vụ do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, các Bộ, ngành và địa phương giao phó; hoàn thành các nhiệm vụ khác về bảo vệ tai nguyên và môi trường
Bảng kế hoạch hoạt động năm 2012 của Hội BVTN&MT Việt Nam
Số TT
|
Nội dung công việc
|
Tháng
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
|
1
|
Tổ chức lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hội đồng Cây Di sản Việt Nam
|
2
|
Hội thảo Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn lần thứ 4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phối hợp với Tổng cục MT, WWF, Quảng Trị, Hội đồng KHKT
|
3
|
Công bố sách “Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn”
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phối hợp với Tổng cục MT, NXB TNMT
|
4
|
Trao giải cuộc thi nước cho học sinh lần thứ 9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phối hợp với Tổng cục MT, cục Quản lý TNN
|
5
|
Thực hiện Chương trình phối hợp với Đoàn TNCSHCM
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phối hợp với Đoàn TNCSHCM
|
6
|
Phối hợp tổ chức và bảo trợ các Cúp vàng , các hội chợ - triển lãm thân thiện môi trường , áp dụng công nghệ môi trường.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phối hợp với Bộ TN&MT, Ban MTDN, GE
|
7
|
Đạp xe xuyên biên giới Việt – Lào – Campu chia truyền thông môi trường
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phối hợp với Bộ ngoại giao, C4E thực hiện
|
8
|
Xuất bản sách Thương hiệu xanh bền vững
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ban MT&DN, Hội đồng KHKT
|
9
|
Biên soạn và xuất bản sách Cộng đồng với PTBV và ứng phó với BĐKH
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ban MT&DN, Hội đồng KHKT
|
10
|
Xuất bản Báo điện tử Viettinnhanh.net
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phối hợp với Công ty Sao Việt
|
11
|
Tư vấn phản biện xã hội
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ban PBXH và toàn Hội
|
12
|
Truyền thông môi trường, phát triển cộng đồng sinh thái
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ban TTMT, PTCĐ và toàn Hội
|
13
|
Thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Toàn Hội
|
14
|
Tổ chức hội thảo, tập huấn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Toàn Hội
|
15
|
Họp Ban chấp hành, thường vụ, các hội đồng, ban
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Toàn Hội, các Hội đồng, Ban
|
16
|
Bảo đảm thông tin, nâng cấp trang web
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Văn phòng và Toàn Hội
|