quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Ban hành quy hoạch cây mắc ca đến năm 2020

Thứ Tư, 06/04/2016 | 08:38:00 AM

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn vừa chính thức ban hành "Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030". Quy hoạch phát triển cây mắc ca được lập ra với quan điểm mắc ca là cây trồng mới ở Việt Nam; căn cứ các kết quả nghiên cứu khoa học về giống, khả năng thích nghi đang hoàn thiện; thị trường tiêu thụ sản phẩm cần phát triển bền vững.

Theo đó, định hướng đến năm 2020, tổng diện tích trồng mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên là khoảng 9.940ha bao gồm cả trồng thuần và trồng xen, trong đó Tây Bắc là 3.450ha, Tây Nguyên khoảng 6.500ha. Theo quy hoạch này, tiềm năng phát triển diện tích mắc ca đến năm 2030 là khoảng 34.500ha. Tuy nhiên, căn cứ kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng tỉnh cụ thể.


Như vậy, có thể nói, diện tích trồng mắc ca theo quy hoạch này đã giảm rất nhiều so với những dự kiến trước đó (tỉnh Lâm Đồng đã từng có dự định trồng tới hơn 22.000ha mắc ca từ nay tới năm 2020). Được biết, mắc ca là một cây trồng có giá trị kinh tế cao. Do đó, trong thời gian qua, nhiều bà con đã đổ xô đi trồng cây mắc ca bất chấp giống cây kém chất lượng – theo VTV.

Nắng nóng lịch sử, các tỉnh Tây Nguyên công bố thiên tai

Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và mới đây nhất là Đắk Lắk vừa chính thức công bố thiên tai do hạn hán ở cấp độ 1. Đây được xem là trận hạn hán lịch sử ở Tây Nguyên, thiệt hại do hạn cũng lập thêm nhiều kỷ lục mới. Còn tính chung các tỉnh Tây Nguyên hạn hán đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Hiện toàn vùng đã có trên 50.000 ha cây trồng bị hạn hán, gần 30.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt – theo Trí Thức Trẻ.

Theo số liệu mới nhất, đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 21.000 ha cây trồng bị hạn. Thiệt hại do hạn hán gây ra ước tính khoảng 486 tỷ đồng. Theo dự kiến của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh sẽ có khoảng 80.000 ha cây trồng bị hạn, khoảng 25.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Gia Lai, hiện có hơn 7.000 hộ thuộc địa bàn các huyện Chư Pưh, Chư Sê, Krông Pa, Ia Pa, Kbang, Đắk Pơ, Kông Chro, Chư Prông…. thiếu nước sinh hoạt. Toàn tỉnh có 14.695 hộ với 64.289 khẩu bị thiếu đói do hạn hán gây ra trong vụ Đông Xuân 2015-2016, trong đó các hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 11.894 hộ với 61.186 khẩu. Theo báo cáo của UBND tỉnh Kon Tum, tính đến ngày 31/3/2016, trên địa bàn đã xảy ra khô hạn, thiếu nước tại một số khu vực với diện tích hơn 2.106 ha gồm: 1.226,38 ha lúa, 857,03 ha cây công nghiệp, và 22,75 ha rau màu các loại. Ước giá trị thiệt hại do hạn hán gây nên đối với sản xuất nông nghiệp tại thời điểm khoảng 90 tỷ đồng.

Người dân Hà Nội có thể “khát” nước sạch trong mùa Hè 2016

Tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, với nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân Thủ đô tăng mạnh trong mùa Hè nhưng sản lượng nước sạch lại tăng không đáng kể nên việc cung cấp nước sạch đô thị trong mùa Hè năm nay trên địa bàn Hà Nội sẽ rất khó khăn. Dự báo vào lúc cao điểm của mùa Hè, nhu cầu sử dụng nước sạch tăng thêm 12% so với ngày thường. Do đó, lượng nước có nguy cơ thiếu hụt khoảng 60.000 m3/ngày đêm trong thời gian cao điểm nắng nóng mùa Hè – theo VietnamPlus.

Những khu vực sẽ thiếu nước gồm khu vực đường Bưởi (quận Ba Đình), Thụy Khuê (quận Tây Hồ); Chương Dương, Phúc Tân, Hàm Tử Quan, Hồng Hà (quận Hoàn Kiếm); đê La Thành, đường Láng, ngõ Thái Thịnh 2 (Đống Đa)... Riêng đối với tuyến cấp nước từ Nhà máy nước sông Đà cấp về Hà Nội hiện tại, chiếm khoảng 27% tổng sản lượng nước vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao xảy ra sự cố vỡ ống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấp nước cho nhân dân, đặc biệt khu vực phía Tây Nam thành phố. Bao gồm 100% khách hàng các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai.

"Độc, lạ" dịch vụ "đo" độ mặn của nước bằng... tin nhắn

Để người dân chủ động trong sản xuất trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt, tỉnh Hậu Giang vừa triển khai dịch vụ gửi tin nhắn qua điện thoại thông báo nồng độ mặn. Theo đó, hàng ngày, cán bộ phụ tránh tiến hành đo độ mặn ở các sông rồi tổng hợp, báo cáo nhanh về Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Hậu Giang. Sau khi tổng hợp số liệu từ 8 huyện, thị xã và thành phố, Chi cục sẽ gửi số liệu trên về nhà mạng điện thoại. Được biết, với dịch vụ này, người dân chỉ đóng mức giá thấp nhất là 150 đồng/tin nhắn – theo Dân Việt.

Cán bộ phụ trách đo độ mặn sẽ chuyển số liệu về Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Hậu Giang tổng hợp, gửi về nhà mạng. Người dân và chính quyền địa phương sẽ nhanh chóng cập nhật được độ mặn hàng ngày. Sau đó, số liệu mặn sẽ nhanh chóng được gửi đến số điện thoại của lãnh đạo tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong vùng bị xâm nhập mặn. Từ thông tin nhanh về độ mặn trên, ngành chức năng chủ động, kịp thời chỉ đạo, phối hợp với người dân triển khai các biện pháp ngăn mặn, bảo vệ diện tích lúa hè thu đang xuống giống, các vườn cây ăn trái, rau màu...

Bình Thuận đề nghị bán chất thải nguy hại ở Vĩnh Tân

Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai đã gửi văn bản cho Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị chỉ đạo Tổng công ty phát điện 3 và các đơn vị liên quan lập và trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho toàn bộ khu vực bãi thải xỉ 181,425ha tại xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong), để có giải pháp giải quyết đồng bộ cho khu vực bãi thải xỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng ngừa và xử lý khi có sự cố môi trường giữa các nhà máy và giữa nhà máy với chính quyền địa phương.

Theo đó, lưu ý các giải pháp xử lý tình trạng sụt lún, chảy tràn xỉ tro xuống khu dân cư, quốc lộ 1 trong mùa mưa lũ và tro bụi phát tán khi có gió lớn và lốc xoáy. Đối với lượng tro xỉ thải ra, UBND tỉnh đề nghị tiếp tục chỉ đạo các đơn vị khẩn trương nghiên cứu phương án tiêu thụ hoặc có cơ chế kêu gọi các nhà đầu tư nghiên cứu triển khai các dự án tiêu thụ chất thải tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện (như làm vật liệu xây dựng, vận chuyển xuất khẩu…) nhằm giải quyết lượng chất thải rắn khá lớn của các nhà máy, giảm áp lực về môi trường cho địa phương và mang lại lợi ích kinh tế cho nhà máy.

Apple ngừng sử dụng túi nylon để bảo vệ môi trường

Trong một tài liệu vừa bị rò rỉ, Apple khẳng định sẽ ngừng sử dụng túi nhựa tại các cửa hàng của công ty từ giữa tháng Tư này để bào vệ môi trường. Apple là một trong những tên tuổi lớn trong làng công nghệ luôn phấn đấu để các hoạt động của mình thân thiện với môi trường nhất. Trong sự kiện giới thiệu iPhone SE và iPad Pro 9.7 inch vừa qua, công ty đã tự hào tuyên bố rằng nhà máy của mình tại Mỹ và Trung Quốc hoạt động 100% dựa trên năng lượng tái tạo. Và 99% bao bì sản phẩm của Apple đến từ giấy tái chế hoặc lấy nguyên liệu từ những khu rừng bền vững.

Tiếp theo, Apple có lẽ đang hướng đến một môi trường kinh doanh có ý thức cao về vấn đề bảo vệ môi trường. Trong một bản ghi nhớ vừa bị rò rỉ mới đây, Apple nói rằng bắt đầu từ ngày 15 tháng Tư này, tất cả các cửa hàng của công ty sẽ ngừng sử dụng túi nhựa. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng túi giấy với 80% có nguồn gốc từ nguyên liệu tái chế. Trong văn bản này, Apple yêu cầu nhân viên hỏi khách hàng xem liệu họ có cần một chiếc túi và hướng dẫn họ sử dụng trong quá trình mua hàng.

Theo Mai Anh (moitruong.com.vn)

Lượt xem: 1694

Các tin khác

Thế giới tiếp tục phá kỷ lục về nhiệt độ, báo động đỏ cho khí hậu Trái đất

(09/05/2024 06:55:AM)

8 quy chuẩn về môi trường dự kiến sẽ ban hành từ năm 2024

(04/05/2024 06:54:AM)

Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM

(03/05/2024 07:34:AM)

Năm 2023: Cả nước có hơn 14,86 triệu ha rừng

(02/05/2024 06:46:AM)

Không khí lạnh tràn về chấm dứt nắng nóng, cảnh báo mưa dông, tố lốc kéo dài nhiều ngày ở miền Bắc

(29/04/2024 09:56:PM)

Miền Bắc bước vào đợt nắng nóng gay gắt

(26/04/2024 06:46:AM)

Ngày Quốc tế Trái đất 2024: Đối đầu của hành tinh với nhựa

(24/04/2024 07:28:AM)

Ninh Bình: Chim hoang dã bay rợp trời trong khu du lịch Thung Nham

(23/04/2024 06:10:AM)

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Đối đầu của Hành tinh với Nhựa

(18/04/2024 07:27:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE