quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của ngành du lịch

Thứ Bảy, 22/12/2018 | 07:29:00 AM

Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch.

 Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái.

Do đó, du lịch và môi trường là hai bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch thì bản thân của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường. Xây dựng, thiết kế các điểm, các tour du lịch như thế nào để bảo vệ môi trường bền vững, gắn bó với thiên nhiên, thân thiện với thiên nhiên.

Hiện trạng môi trường du lịch biển

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: “Việt Nam có chiều dài hơn 3.260 km đường biển, với 125 bãi tắm lớn, nhỏ. Khoảng 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc chí Nam. Do vậy, du lịch biển Việt Nam được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh".

Ngày nay có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ.

Ngoài ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu thuyền vận tải khách du lịch, phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm... cũng góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới. Hậu quả là các bãi biển nổi tiếng của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển nghiêm trọng.

Các bãi biển nổi tiếng của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển nghiêm trọng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Để giúp tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, cần tổ chức thu thập điều tra thông tin về môi trường du lịch trong hệ thống các doanh nghiệp du lịch làm cơ sở xây dựng, và triển khai thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Cần xây dựng quy chế xử phạt đối với các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường. Điều tra thống kê các nguồn thải, nước thải và áp dụng công nghệ xử lý chất thải trong ngành du lịch. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất thải, quy trình kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.

Nghiên cứu, đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch, sử dụng hợp lý tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Lập kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở kinh doanh du lịch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, theo Quyết định 64 của Chính phủ”.

Cải thiện hệ sinh thái ven biển

Thẹo Ông Boris Fabres, Cố vấn cao cấp Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng – MCD: “Du lịch, đặc biệt là du lịch ven biển đã đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Ngành du lịch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ủng hộ công nghiệp địa phương và tạo ra nhiều việc làm cho cư dân vùng ven biển và đảo. Với kế hoạch kinh tế và ven biển sẽ đóng góp hơn 50% tổng thu nhập quốc dân vào năm 2020, ngành du lịch thậm chí còn phát triển rộng hơn nữa.

Trong khi đó, có nhiều vùng môi trường tự nhiên với tính đa dạng sinh học nổi bật cho du khách đến tham quan như: biển cát, rừng đước, sông và rạn san hô... lại đang chịu sức ép lớn bởi sự ô nhiễm và phá huỷ do con người tạo ra, đã tác động tới môi trường tự nhiên và hệ sinh thái.

Những rạn san hô ở Việt Nam có nguy cơ ô nhiễm ở cấp cao, gấp 8 lần so với mức trung bình ở các nước châu Á khác. Sự xói mòn bờ biển cũng đang tăng lên và sự ô nhiễm hoá chất do công nghiệp, nông nghiệp, nước thải của con người đang ngày càng tồi tệ hơn.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo mỗi năm Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch, do những cơ sở có hệ thống xử lý vệ sinh nghèo nàn. Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch. Sự thay đổi đa dạng sinh học tự nhiên và việc số lượng chất thải rắn, đặc biệt là chất dẻo, ngày càng tăng đã làm cho các bãi biển và vùng duyên hải ngày càng ít khách du lịch đến tham quan.

Thiệt hại tài chính do chất lượng môi trường thấp ở Việt Nam được ước tính vào khoảng 2,5 tỷ USD vào 2004. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và khách sạn là tác nhân tác động đến chất lượng môi trường, họ cũng là người chịu ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm và phát triển của các lĩnh vực khác nhau.

Chất lượng môi trường cũng làm giảm đi sức cạnh tranh quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2007 và năm 2008 đã tụt hạng Việt Nam từ vị trí thứ 93 xuống 122 trong số 133 nước được xếp hạng về mặt chất lượng môi trường, quản lý và kinh doanh du lịch. Do những thách thức lớn này, doanh nghiệp và Chính phủ phải hợp tác để giải quyết, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch - nơi mà đầu tư tư nhân chiếm phần lớn.

Việc các khách sạn và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững, và sử dụng chuỗi cung cấp “Xanh” cũng rất đáng quý. Những việc này sẽ tác động tích cực và lan toả đến các doanh nghiệp khác. Những hành động này cần phải dựa trên thông tin chính xác về môi trường.

Đồng thời, những hành động có trách nhiệm cần phải được thực thi như sử dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” để ngăn cản sự phá huỷ môi trường, và việc này cần phải được thực hiện liên tục

Do sự phát triển nhanh chóng của du lịch và các doanh nghiệp du lịch-khách sạn tại Việt Nam chúng ta cần đồng thời chú trọng đến những tác động của du lịch đến môi trường, và sử dụng tài nguyên môi trường quốc gia một cách có trách nhiệm. Những gì chúng ta làm hôm nay không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tiếp theo.

Trong chiến dịch này, sự quản lý của doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và môi trường”.

AN (Theo MT&ĐT)

Lượt xem: 5558

Các tin khác

Thủ lĩnh sống xanh hướng tới Gen Z

(16/01/2025 09:15:AM)

Đắk Lắk: Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don

(15/01/2025 08:42:AM)

Lâm Đồng: Hướng đến du lịch xanh

(13/01/2025 08:54:AM)

Phú Thọ: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

(11/01/2025 07:47:AM)

Hà Giang: Du lịch xanh đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa

(07/01/2025 09:13:AM)

Hòn ngọc xanh của Tuyên Quang tiếp tục phát triển du lịch theo hướng bền vững

(05/01/2025 07:25:PM)

eSIM du lịch: Công nghệ xanh cho những hành trình khám phá

(03/01/2025 07:58:AM)

Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên - An Giang)

(30/12/2024 06:18:AM)

Thanh Hóa nỗ lực trở thành điểm đến du lịch xanh

(29/12/2024 08:15:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE