quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Phần cuối

Thứ Bảy, 13/08/2022 | 07:52:00 AM

Biến đổi khí hậu xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động mạnh mẽ đến sự sống trên trái đất. Biến đổi khí hậu làm tăng thiên tai, thảm hoạ, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần. Động đất, lũ lụt có chiều hướng gia tăng.

1. Sự nóng lên toàn cầu

Sự nóng lên toàn cầu là biểu hiện của BĐKH, hiện tượng này khiến băng tại hai cực tan, dẫn đến mực nước biển gia tăng và các hiện tượng thời tiết cực đoan, các loại thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán trở nên khó dự báo hơn...

Hiện tượng băng tan là do nhiệt độ trung bình của trái đất tăng.

2. Băng tan và mực nước biển dâng

Khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên chịu ảnh hưởng đầu tiên sẽ là những vùng có khí hậu lạnh, ở Bắc Cực băng sẽ tan chảy, diện tích băng vĩnh cửu sẽ bị thu hẹp. Hiện tượng này dẫn đến xâm nhập mặn, làm ô nhiễm nước ngầm và đất nông nghiệp.

Theo kịch bản về nước biển dâng của Việt Nam, năm 2100 có thể dâng cao hơn hiện nay trung bình là 73 cm, sẽ gây ngập 34 tỉnh thành tại Việt Nam. Trong đó, 80% diện tích đất Hậu Giang và 40% Đồng bằng Sông Cửu Long.

3. Thiên tai & thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt, hạn hán...)

Áp thấp nhiệt đới và bão

Đặc điểm: thường gây ra gió lớn, mưa rất to và nước dâng. Căn cứ vào tốc độ gió mà ta phân biệt được áp thấp nhiệt đới (gió cấp 6, 7) và bão (gió cấp 8 trở lên). Bão ảnh hưởng đến nước ta thường được hình thành từ biển.

Gây thiệt hại về người và vật chất, gây thiệt hại lớn cho môi trường tự nhiên.

Lũ lụt/ lũ quét

Lũ lụt là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ và đê đập vào các vùng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng.

Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ, lên nhanh và xuống nhanh, gây dòng chảy xiết cuốn theo nhiều bùn, đá, và có sức tàn phá lớn.

Thiệt hại có thể gây ra về con người (có thể làm người bị chết đuối) và tài sản (hư hỏng nhà cửa, đồ đạc). Hiện tượng gây tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên như: ảnh hưởng tới nguồn nước sạch; nước ở vùng ven biển bị nhiễm mặn; làm chết gia súc, gia cầm; phát sinh dịch bệnh.

Hạn hán

Hạn hán xảy ra khi không có mưa trong một thời gian dài. Trên mặt đất không có cây (vì con người chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy), khi mưa xuống, đất không có khả năng giữ nước, nước bị trôi đi nhanh chóng.

Thiệt hại có thể gây ra: không có nước sử dụng hàng ngày (ăn uống, tắm rửa). Có thể gây ra các bệnh về tiêu chảy và truyền nhiễm. Không có nước để trồng trọt và chăn nuôi gia súc dẫn đến bị thiếu lương thực, thực phẩm. Ở các khu vực ven biển, khi các dòng sông cạn kiệt, nước biển có thể lấn sâu vào đất liền làm cho đất bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt.

Mưa lớn

Gây tình trạng ngập cục bộ hoặc ngập toàn khu vực với lượng mưa đo được từ 16mm/24 giờ trở lên)

Mưa lớn xảy ra trong vòng 24h (từ 19 giờ ngày hôm trước đến 19 giờ ngày hôm sau). Hệ thống thoát nước của nhiều thành phố có thể không thể thóat nước kịp do địa hình trũng, thấp của các khu vực.

Thiệt hại có thể gây ra: cản trở giao thông; thiếu nguồn nước sạch; thiệt hại về tài sản (hư hỏng nhà cửa, vật dụng); phát sinh dịch bệnh.

Nắng nóng

Là dạng thời tiết đặc biệt thường xảy ra trong những tháng mùa hè. Một ngày được coi là nắng nóng gay gắt trên diện rộng khi có ít nhất 2/3 số trạm quan trắc trong khu vực có nhiệt độ cao nhất Tx > 35ºC , trong đó ít nhất một nửa số trạm quan trắc trong khu vực dự báo có nhiệt độ cao nhất Tx > 37ºC gây hại đến sức khỏe của con người (mất muối, mất nước).

Sạt lở đất

Đất, đá trên các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống do các chấn động từ mặt đất, mưa to hoặc lũ lớn. Ở ven sông, đất bị sụt, lún do nền đất yếu.

Sạt lở có thể làm người và động vật chết hoặc bị thương do đất đá chôn vùi. Nhà cửa có thể bị phá hủy hoặc hư hỏng.

Giao thông bị cản trở, đất trồng trọt bị vùi lấp có thể không sử dụng được.

ĐT Tổng hợp

Nguồn: Báo Đảng Cộng sản - dangcongsan.vn

Lượt xem: 1160

Các tin khác

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

Ngày Nước thế giới 2024 - Nước cho hòa bình

(16/03/2024 07:17:AM)

Ngày Khí tượng thế giới 2024 - Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu

(16/03/2024 07:14:AM)

TP. Hồ Chí Minh: Hướng tới phát triển xanh, bền vững

(15/03/2024 06:14:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(14/03/2024 04:16:AM)

Lâm Đồng: Chuyến tàu ''tăng trưởng xanh'' chuyển bánh

(11/03/2024 05:11:AM)

Giữ lại 12.500 ha Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (Thái Bình)

(08/03/2024 06:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE