quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Ấn tượng Ấn Độ đầu năm Đinh Dậu (Phần cuối)

Thứ Tư, 08/02/2017 | 10:04:00 AM

(VACNE) - Rác, chất thải có ở mọi nơi: trước nhà, trên sân, trên vỉa hè; không chỉ ở thị trấn nhỏ mà còn ở nhiều đường phố thủ đô

 

3. MÔI TRƯỜNG NHẾCH NHÁC VÀ Ô NHIỄM

Ấn Độ có quá nhiều công trình tôn giáo có giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, dù là Phật tử hay du khách khi đến các vùng đất thiêng này không khỏi chạnh lòng vì sự ô nhiễm và thảm trạng xã hội. Do Đạo Phật ở Ấn Độ nói chung và ở bang Bihar đã suy tàn từ TK15 (nay chỉ còn chưa đến 1,0 % dân số Ấn Độ theo Phật giáo), Bồ đề đạo tràng, núi Linh Thứu, Đại học Phật giáo đều nằm trong vùng  Hindu giáo nên các nơi nàykhông phải là chốn tâm linh mà chỉ là các điểm du lịch của bang Bihar. Ban Quản lý Bồ đề Đạo tràng có 10 vị thì chỉ có 3 vị Phật giáo, 7 vị Hindu giáo và Trưởng ban là người Hindu, Chủ tịch huyện Gaya.  Vì vậy, dù Giáo hội Phật giáo Thế giới đề nghị Chính phủ Ấn Độ tăng cường quản lý vùng này nhưng không chỉ không có đầu tư nâng cấp mà sự tôn nghiêm của vùng đất Phật cũng không còn: khắp mọi con đường ra vào Đạo tràng (và ởcác điểm tâm linh, du lịch ở Ấn Độ mà tôi đã đến) xe cộ đủ loại: xe tuk tuk, xe ngựa, xe lôi cũ kỹ chen chúc mời chào du khách, người bán hàng chèo kéo (ảnh 19, 20).

 

Ảnh 19,20: Quang cảnh thường gặp trước các khu tâm linh, du lịch.


Người dân Ấn Độ, nhất là ở vùng quê, rất nghèo, lam lũ. Không biết có phải vì vậy nên  tệ nạn ăn xin phát triển ở bất cứ nơi nào có du khách: mỗi con đường ở các khu du lịch có hàng trăm phụ nữ, trẻ em, người già gầy gò, còm cõi làm nghề cái bang(ảnh 21,22). Mỗi khi khách cho tiền 1 người thì hàng chục người khác chạy đến khiến người bố thí phải sợ hãi.Tiếc là tệ nạn nhếch nhác này vẫn còn tồn tại vào mùa Tết ở 1 số chùa Việt Nam, nhất là ở miền Nam. Trong khi đó ở Myamar, Thái Lan: hầu như không có người ăn xin ở các đềnchùa, khu du lịch dù các nước này cũng còn nhiều người nghèo.

 

Ảnh 21: Người ăn xin ngồi dọc đường lên Núi Linh Thứu; Ảnh 14: Người ăn xin đợi bố thí

 

Trước khi đi Ấn Độ tôi đã nghe nhiều về ô nhiễm môi trường ở quốc gia này, nhưng khi tận mắt thấy thì mới thực sự “hãi hùng”: rác, chất thải có ở mọi nơi: trước nhà, trên sân, trên vỉa hè (ảnh 23, 24); không chỉ ở thị trấn nhỏ mà còn ở nhiều đường phố thủ đô.

. 


Ảnh 23: Rác ở làng quê Ảnh 24: Đường phố ngốn ngang rác, nước thải, heo, bò.


Có lẽ nhiều người Ấn đã quen sống chung với rác nên không có khái niệm dọn vệ sinh? Ngay cả tại các vùng sát bên đất thiêng Phật giáo (và cả ở khu dân cư gần Đền Hồi giáo Taj Mahal) rác và nước cống rãnh hiện diện khắp nơi, gây ô nhiễm và phản cảm cho du khách.


Tại vùng nông thôn và cả ở Delhi rất nhiều khu nhà ổ chuột: mỗi căn nhà chỉ vài  m2, tường đất, mái lá hoặc vật liệu tạm bợ (ảnh 27,28) bên trong không có tiện nghi thông thường: giường, tủ, TV....lại càng không có công trình vệ sinh. Nhiều làng quê trên đường tôi đi qua chưa có điện, ban đêm vẫn thắp đèn dầu leo lắt.


Ảnh 27: Lều của dân ven đường thủ đô Delhi   Ảnh 28: Nhà điển hình vùng nông thôn Bihar

 


Ảnh 29: Nhà ổ chuột ven đô;   Ảnh 30: Nhà phố khu thương mại: rất nhiều bảng hiệu (giống 1 số đô thị nước ta).


Sự nghèo khó của người dân Ấn Độ là không khó hiểu và cần cảm thông:mặc dầuqua10 năm qua tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ luôn ở mức cao trên thế giới (6-8%/năm), dù có bom nguyên tử, tàu sân bay và số lượng nhân công phần mềm chỉ sau Hoa Kỳnhưng đến nay Ấn Độ vẫn là nước nghèo (vào năm 2015: GDP/đầu người chỉ 1.582 USD, còn kém Lào: 1.787 USD, Việt Nam: 2.111 USD và kém xa Thái Lan: 5.497 USD/năm (số liệu của WB) và các nguyên nhân chính trị, xã hội khác nênkhoảng40% dân số vẫn thuộc tầng lớp nghèo (thu nhập dưới 1,25 USD/ngày theo chuẩn WB).


Có lẽ vì sự nhếch nhác trên đường phố, mất vệ sinh và nạn ăn xin, chèo kéo mà Ấn Độ không hấp dẫn khách du lịch quốc tế (năm 2016 đã tăng so với 2015 nhưng Ấn Độ chỉ có 8,90 triệu khách quốc tế còn kém Việt Nam và thua xa Thái Lan, Malaysia, Singapore), dù quốc gia rộng lớn này có rất nhiều công trình lịch sử và tôn giáo có giá trị toàn cầu. Mong sao Việt Nam nên học bài học không đẹp này để không còn các khu du lịch nhếch nhác, mất vệ sinh, thiếu nhà vệ sinh, không còn nạn ăn xin, chèo kéo du khách để nước ta trở thành điểm đến thân thiện, sạch đẹp của du khách 5 châu.


Có lẽ do cuộc sống khó khăn hoặc do truyền thống văn hóa, tôn giáo nên phần lớn người Ấn tôi nhìn thấy trên đường, trong công sở cả ở thủ đô và tỉnh lẻ thường có khuôn mặt buồn, đi lại chậm rãi, làm việc rề rà, ít nói, trang phục đơn giản, không quan tâm thời trang; phần lớn thanh niên, công chức không dùng smartphone(khác xa Việt Nam) và vắng nụ cười (ảnh 31-35), khác hẳn người Thái, người Việt luôn hay nói, hay cười ngay cả khi nghèo khó.
 




Ảnh 31: Một gia đình nghèo    Ảnh 32: Tác giả (đã “quá đát”) và 2 người đàn ông nghèo (mới 50 tuổi)

 

    
Ảnh 33: Học sinh trường làng                      Ảnh 34: Tương lai của Ấn Độ

 

4. ĐIỂM SÁNG


Tuy nhiên xã hội Ấn Độ có nhiều điểm sáng mà ta chưa được vậy: rất nhiều đường phố tuy rất tệ (lộn xộn với đủ loại xe cũ kỹ, xe còn chạy được thì thoải mái lưu thông, người đi chen xe, phố không có vỉa hè, không có cống thoát nước, hàng quán thoải mái lấn chiếm, rác rưởi khắp nơi, thiếu nhà vệ sinh...) nhưng lại có vẻ thanh bình vì rất vắngbóng cảnh sát, ít tai nạn giao thông; không có cảnh đánh nhau, cãi lộn, ồn ào nơi công cộng; không có người say xỉn và chắc ít tệ nạn trộm cắp, cướp giật. Do kiêng kỵ sát sinh nên người Ấn bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã tốt hơn người Việt. ....Điều lớn nhất: Ân Độtự sản xuất phần lớn các loại xe hơi, tàu thủy, tàu chiến, tàu lửa, thiết bị công nghệ, hóa chất, dược phẩm, ... trong khi dù người Việt xa xỉ hơn nhưng phụ thuộc nước ngoài phần lớn sản phẩm công nghệ cơ khí, điện tử, hóa chất, thiết bị, không thể có nền kinh tế tự chủ như Ấn Độ.


TB: Muốn thăm Ấn Độ anh em phải tốn khá nhiều tiền (khoảng 30 triệu/chuyến đi 1 tuần, tốn nhất là vé máy bay). Muốn đến Bồ Đề Đạo Tràng có thể từ Hà Nội/TPHCM đi máy bay Thái đến Bangkok (Thailand) hoặc Yangun (Myamar), rồi chuyển tiếp đến Bodh Gaya, đi bus độ 15 km là đến; muốn đến Taj Mahal chỉ có đường: máy bay đến Delhi rồi đi xe đò khoảng 200 km đến Agra. Giá khách sạn và sinh hoạt ở Ấn Độ tương đương nước ta.


Thời điểm đi Ấn Độ tốt nhất là tháng 11 – tháng 02: vùng Delhi, Bihar có thời tiết mát, lạnh như miền Bắc Việt Nam (10 -25 độ). Các tháng khác: rất nóng (trên 30 – trên 40 độ) và khô!

Bihar, 04/02/2017

L.Trình

Lượt xem: 2198

Các tin khác

Đà Nẵng: Khi khách "Tây" dọn rác

(23/04/2024 06:07:AM)

''Xanh hóa'' du lịch, khách muốn có chuyến đi giảm ''dấu ấn'' môi trường

(16/04/2024 06:06:AM)

Vào Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ngắm các loài chim đặc hữu

(14/04/2024 07:07:AM)

Du lịch Net Zero: Xu hướng mới của ngành du lịch

(11/04/2024 05:47:AM)

Du lịch di sản: Kết nối để phát triển bền vững

(09/04/2024 08:17:AM)

Trao "hộ chiếu xanh" khi du lịch xứ dừa

(29/03/2024 07:37:AM)

Đắk Lắk: Du lịch thân thiện với voi

(18/03/2024 06:47:AM)

Côn Đảo sẽ kiên quyết: Nói không với đốt hàng mã tại các di tích

(08/03/2024 05:56:AM)

Lâm Đồng: xây dựng một môi trường du lịch xanh và bền vững

(26/02/2024 04:52:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE