(VACNE) - PGS. TS Lê Trình, Ủy viên BCHTƯ VACNE, Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường và Phát triển của VACNE vừa gửi cho BBT bài viết về chuyến đi Ấn Độ trong dịp Tết Đinh Dậu vừa qua. Xin cảm ơn Tiến sĩ và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Ghi chép bằng ảnh và bình luận của Lê Trình
1. THĂM MIỀN ĐẤT PHẬT LINH THIÊNG
Người ta bảo: Phật giáo có 5 vùng đất thiêng mà Phật tử nào cũng muốn viếng 1 lần trong đời: Lumbini (nơi Đức Phật đản sinh, nay thuộc Nepal), Sarnath (Vườn Nai): nơi Phật bắt đầu thuyết giảng giáo lý; Nalanda:nơi từng có trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới; Kusinagara: nơi Đức Phật nhập niết bàn và Bodh Gaya(Bồ đề Đạo tràng)- nơi Đức Phật ngồi thiền và đắc đạo; trong đó Bodh Gaya là vùng đất linh thiêng nhất.Nhờ sự bao dung của Đức Phật nên dù không phải Phật tử ngày Mồng 3 Tết Đinh Dậu (30/01/2017) nhân chuyến công tác Ấn Độ dài ngày tôi đã có cơ may được viếng 2 trong 5 vùng đất thiêng này và nhiều nơi còn lưu lại dấu ấn của Ngài.
Bodh Gaya là thị trấn thuộc huyện Gaya, bang Bihar, Ấn Độ. Bihar nằm ở miền Đông Ấn Độ có diện tích chỉ bằng 30% nước ta nhưng dân số trên 100 triệu người. Mặc dầu nằm giữa bình nguyên sông Hằng màu mỡ và có trên 5.000 năm văn vậtnhưng đây là 1 trong các bang nghèo nhất nước, với GDP/đầu người khoảng 700 USD (2015) chỉ bằng 1/3 Việt Nam và có đến trên 40% dân số mù chữ (số phụ nữ mù chữ lên đến trên 50%).
Tại Bogd Gaya có ngôi Bảo tháp Đại giác (Tháp Bồ Đề)cao 55m được vua A Dục (Ashoka) xây dựng từ năm 250 trước CN và được khôi phục vào TK7 sau CN và trường tồn đến ngày nay (ảnh 1,2). Đây là công trình tôn giáo quan trọng nhất của Phật giáo, đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
1. Tháp Bồ Đề (trùng tu vào TK7 sau CN) 2. Tường Tháp Bồ Đề
Theo lịch sử Phật Giáo: từ TK6 trước Công nguyên (CN), sau khi xuất gia, từ hoàng cung ở Kapilavathu hoàng tử Gautama (Tất Đạt Đa) đãkhảo sát thực địa đời sống xã hội qua nhiều vùng đất phía Bắc Ân Độ ngày nay và dừng chân tại Bodh Gaya, cách hoàng cung khoảng 500 km về phía Đông Nam. Vào năm 589 trước CN, dưới bóng cây bồ đề Ngài đã ngồi thiền tu niệm trong 49 ngày đạt chính quả, trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni).Đức Phật còn lưu tại đây 7 tuần trước khi đi hoằng pháp truyền giảng kinh Phật. Cây bồ đề nguyên thủy che chở cho Đức Phật đã không còn nhưng một nhánh cây nàytrên 2000 năm trước đã được di thực đến Sri Lanka. Từ cây bồ đề ở Sri Lanka cuối thế kỷ 19 người Anh đã đưa về trồng tại đúng nơi đã từng có cây bồ đề nguyên thủy. Ngày nay cội bồ đề là di tích tôn nghiêm của Phật giáo toàn cầu (ảnh 3,4).
Ảnh 3,4: Cây bồ đề “hậu duệ: đã trên 130 năm tuổi, chụp ngày 30/01/2017
Tại khu vực trong và chung quanh Tháp Bồ Đề hàng ngày có hàng ngàn Phật tử thành kính khấn bái. Phật tử đến từ nhiều nước: Nepal, Sikkim, Butan, Tây Tạng, Thái Lan và Myanmar ... nên cách bái lễ khác nhau: người quỳ, người đứng, người đi 3 bước lại 1 lần nằm vái (ảnh 5,6). Tuy nhiên, tại nơi này (cũng như các chùa Phật ở Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Đài Loan) mọi người sánh lễ nghiêm trang, thành kính, không ồn ào, không chen lấn, không cúng đồ ăn (chỉ có đĩa hoa quả đơn sơ), không nhét tiền vào tay Phật, không đốt vàng mã.... như cảnh lễ chùa ở miền Bắc nước ta (!). Mong sao, bà con Phật tử Việt Nam không mang kiểu “văn hóa” lễ Phật này đưa sang các chùa ở nước bạn.
Ảnh 5,6: Cảnh lễ bái trang nghiêm ở Tháp Bồ Đề, 30/01/2017
Tại vùng Bodh Gaya phần lớn các quốc gia có Phật giáo đều có chùa: chùa Nhật Bản, chùa Thái, chùa Trung Quốc, chùa Myanmar...Việt Nam Phật Quốc tự nằm trong khuôn viên rộng rãi, yên tĩnh do Thượng tọa Thích Huyền Diệu xây dựng và trụ trì từ 1987 là ngôi chùa Việt Nam lớn và cao nhất ở vùng này (ảnh 7,8).
Ảnh 7,8: Chùa Việt Nam Phật quốc tự
Cách Bodh Gaya trên 70 km là thị trấn Rajgir (không hiểu sao được dịch là Vương Xá Thành?). Tương truyền Đức Phật du hóa khắp Ấn Độ, Ngài thường ra vào thành Vương Xá, tọa lạc bên núi Linh Thứu (Thứu là 1 loại chim). Núi Linh Thứu có vườn rừng thanh tịnh, là nơi trụ xứ của chư Phật Thánh tăng. Tại đỉnh núi Đức Phật đã tuyên thuyết các kinh "Đại Bát Nhã", " Diệu Pháp Liên Hoa", "Vô Lượng Nghĩa",.... cho một vạn hai nghìn chúng đại Tỳ kheo.Ngày nay muốn lên đỉnh Linh Thứu có 2 đường: đường bộ leo dốc vài trăm m (ảnh 9) và đường cáp treo (không thích hợp cho người yếu tim, ảnh 10).
Ảnh 9: Đường bộ lên đỉnh Linh ThứuẢnh 10: Cáp treo lên đỉnh Linh Thứu
Tại bãi đá rộng trên núi nơi Đức Phật giảng bài ngày nay Phật tử khắp thế giới đến dâng hương hoa lễ bái (ảnh 11,12).
Ảnh 11, 12: Lễ bái tại nơi trên 2.600 trước Đức Phật từng giảng kinh.
Cách Bồ đề đạo tràng khoảng 40 km là thị trấn Nalanda, cũng thuộc bang Bihar. Nơi đây từ TK6 đến TK12 sau CN từng là nơi từng có đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới. Dù đã bị người Turk Hồi giáođốt phá toàn bộ sách vở, tàn phá các giảng đường, giết hại tăng ni nhưng dấu vết trung tâm Phật học với các tòa tháp cao lớn xây bằng gạch không vữa (tương tự như đền tháp Mỹ Sơn của người Chăm Việt Nam) trải rộng trên diện tích 14 ha vẫn còn hiện hữu(ảnh 13, 14). Vào thời hoàng kim, Viện Đại học Nalanda thu hút học giả và sinh viên từ cả các vùng xa xôi như Tây Tạng, Trung Quốc, Hy Lạp, Ba Tư. Ngài Đường Huyền Trang cũng đã tu nghiệp tại đại học này.
Ảnh 13,14: Phế tích của Đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới tại Nalanda (bang Bihar),01/2017
2. TAJ MAHAL
Theo tài liệu: Tāj Mahal là một khu lăng mộ nằm tại thị trấn Agra, thuộc bang Uttar Pradesh, cách New Delhi khoảng 200 kmvề phía Đông, cách Bồ đề Đạo tràng 600 km về phía Tây. Đây là bang lớn có diện tích bằng 3/4 nhưng số dân gấp 2 lần nước ta.Hoàng đế Môgôn Shah Jahan (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627 đã ra lệnh xây lăng mộ cho người vợ yêu là nàng Mumtaz Mahal, khi bà qua đời. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1631 và hoàn thành năm 1653.Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tổng hợp các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất. Vật liệu xây dựng Taj Mahal được lấy từ nhiều nơi trên khắp Ấn Độ và châu Á và có hơn 1000 con voi được sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng. Tổng cộng có 28 loại đá quý và bán quý được khảm vào đá cẩm thạch trắng. Năm 1983 Taj Mahal được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới.
Ngày mồng Hai Tết năm nay tôi đã đến thăm nơi nổi tiếng này. Taj Mahal cho ấn tượng mạnh về sự xa xỉ của vật liệu xây dựng các công trình trong quần thể nhưng khó so với sự to lớn, cổ kính của đền tháp và các bức phù điêu tinh tế ở khu đền tháp Angkor Campuchia. Dưới đây là một số hình ảnh về Taj Mahal vào ngày 29/01/2017.
Ảnh 15-18: Hình ảnh Taj Mahal vào tháng 01/2017.
Bihar, 04/02/2017