quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THƯ GIÃN

"60 phút" - chương trình hay nhất lịch sử truyền hình Mỹ

Thứ Sáu, 06/11/2009 | 06:11:00 AM

Một trong những điểm làm nên tính hấp dẫn, bất ngờ nhất của chương trình là khách mời không hề được chuẩn bị trước câu trả lời. Vậy nên, chỉ trong 60 phút đó, mọi chuyện đều có thể xảy ra...

Tác giả: Thúy Hiền (tổng hợp)

 

Đây là một chương trình truyền hình điều tra do đài CBS sản xuất bắt đầu từ năm 1968. Chương trình do Don Hewitt làm đạo diễn. "60 phút"luôn giữ vị trí hàng đầu với tỷ lệ người xem cao nhất trong suốt một thời gian dài. Chương trình này đã giành được rất nhiều giải thưởng (bao gồm 12 đề cử giải Emmy năm 2007) và được coi là một trong những chương trình truyền hình điều tra hay nhất của truyền hình Mỹ.

Cấu trúc của chương trình

Chương trình này được thực hiện mà không tổ chức bất kỳ cuộc họp nào giữa nhân viên với người đạo diễn. Chương trình không có bản đề cương. Đạo diễn của chương trình không có bàn làm việc. Các ý tưởng thực hiện chương trình xuất hiện từ những cuộc họp không theo kế hoạch và từ những cuộc nói chuyện ngay trên đường đi.

Nhìn chung, cấu trúc của chương trình "60 phút" được chia ra làm 3 phần. Phần đầu tiên nói về những vấn đề thời sự nóng hổi, gây bức xúc cho dư luận. Phần thứ hai là cuộc phỏng vấn chính với chủ đề đã được chuẩn bị. Phần cuối của chương trình là một đoạn phóng sự điều tra. Đạo diễn Don Hewitt của chương trình sử dụng chiếc đồng hồ bấm giờ làm nền chính của chương trình.

Chưa dừng lại ở đó, "60 phút" là chương trình đầu tiên lên sóng đều đặn (trong vòng 40 năm) trong lịch sử truyền hình Mỹ mà không sử dụng bất cứ một kiểu nhạc hiệu nào. Âm thanh duy nhất mà chương trình sử dụng là âm thanh phát ra từ chiếc đồng hồ bấm giờ Aristo khi bắt đầu và kết thúc mỗi phần của chương trình.

Hình ảnh chiếc đồng hồ bấm giờ xuất hiện khi bắt đầu hoặc khi kết thúc mỗi phần của chương trình kèm với tiếng tích tắc làm có tác dụng không nhỏ trong việc tăng thêm độ hồi hộp của khán thính giả.

 

Vợ chồng Tổng thống Barack Obama trả lời phỏng vấn trên chương trình "60 phút".
Nguồn  ảnh: biteandbound.com

Chương trình có 3 cuộc trò chuyện về các chủ đề với các tranh nền khác nhau. Thời gian đầu chương trình được lên sóng, màu kem được sử dụng làm phông nền sau đó được thay bằng màu đen, với phần đồ họa như một trang báo nổi bật lên trên.

"60 phút" thật sự "nóng" với những cuộc điều tra được tiến hành độc lập, dựa trên các nguồn từ báo chí hoặc do chính những người thực hiện nghĩ ra. Với nhiều người "có liên quan" tới các chủ đề được điều tra, đây là một chương trình "đáng ớn". Họ thường lảng tránh chủ đề mà chương trình đề cập tới hoặc họ từ chối tham gia chương trình. Nguyên nhân cơ bản là vì rất nhiều chủ đề khai thác các việc làm sai trái hoặc tham nhũng của các tập đoàn, các chính trị gia, và các quan chức phục vụ cộng đồng khác.

Lấy chủ đề là những sự kiện có tầm quan trọng quốc gia có ảnh hưởng như thế nào tới từng người dân, người có liên quan trực tiếp đến sự việc đó, hoặc có xung đột với sự kiện. Thời lượng của phần này trong chương trình luôn bị giới hạn trong vòng 13 phút.

Cho dù thời gian lên sóng luôn bị thay đổi nhưng lượng khán giả theo dõi chương trình ngày một tăng lên, đặc biệt trong khoảng thời gian chiến tranh ở Việt Nam và sự cố Watergate diễn ra. Vào thời gian đó, có rất ít chương trình dám đi sâu phân tích vấn đề này ngoài chương trình điều tra truyền hình - 60 phút.

Người dẫn chương trình đặc biệt

Người phỏng vấn của chương trình là Mike Wallace đã cầm micro trong suốt 37 năm, đến năm 90 tuổi ông mới nghỉ hưu.

Mike Wallace là một trong những phóng viên thời sự đáng kính và tài năng nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ. Tài năng của ông được thể hiện rõ trong chương trình với năng khiếu đặc biệt trong phỏng vấn điều tra, lúc lại là một người kể chuyện có nhiều kinh nghiệm, kiến thức, một phóng viên điều tra giỏi. Ông có thể thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn quy mô lớn với nhiều nhân vật nổi tiếng - như là một sự khẳng định sự nổi tiếng và tài năng, kinh nghiệm của ông - như cựu Chủ tịch CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân, cựu Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Yasser Arfat…

Trong suốt sự nghiệp là người dẫn chương trình "60 phút", có đôi lần cuộc đối thoại giữa Mike với nhân vật được phỏng vấn gần như chuyển thành "cãi lộn". Như trường hợp trong chương trình có sự tham gia của Louis Farrakhan, đại diện của Elijah Muhammad - một nhà lãnh đạo Hồi giáo.

Với Louis Farrakhan, Wallace đã nhận xét rằng đất nước Nigeria là đất nước tồi tệ nhất trên thế giới. Farrakhan ngay lập tức phản công lại: “Nhưng đất nước Nigeria không đem bom đến ném Hiroshima hay tàn sát hàng triệu người Ấn Độ!”. Chưa dứt, Farrakhan liền hỏi lại Wallace: “Thế anh có nghĩ rằng một đất nước như vậy là tồi tệ hơn đất nước chúng tôi không?”. “Tôi đang sống trên một đất nước như vậy đấy!” Farrakhan tiếp tục nói.

Wallace thường xuyên sử dụng camera được giấu kỹ, ghi lại những hành động của những nghệ sĩ và những kẻ làm việc sai trái để làm tài liệu đối chất, gây bất ngờ với họ ngay trên sân khấu.

Các nhà sản xuất ở mỗi lĩnh vực tự mình làm hết công việc nghiên cứu và điều tra nhưng Wallace không chỉ dừng ở đó. Ông còn đóng kịch, đóng giả làm nhân vật trong phóng sự điều tra bị bắt tại trận. Hành động của ông vừa được một số dư luận ủng hộ nhưng cũng có những ý kiến trái chiều. Tuy ông nhận được rất nhiều giải thưởng như một nhân viên điều tra cấp quốc gia, một phóng viên có công phát hiện ra những vụ buôn lậu, tham nhũng nhưng có rất nhiều người cho rằng phương pháp mà ông sử dụng là không công bằng, thậm chí là vô đạo đức, gây xôn xao dư luận.

Các giải thưởng mà Wallace đạt được trong sự nghiệp của mình thể hiện sự đóng góp của ông trong ngành truyền hình thế giới. Ông được nhận khoảng 20 giải Emmy, trong đó có một chương trình ông thực hiện chỉ vài tuần trước khi sự kiện 11/9 xảy ra có đề cập tới chủ nghĩa khủng bố.

Năm 2003, ông được nhận giải thành tựu trọn đời trong cơ cấu giải Emmy. Giải thưởng gần đây nhất mà ông nhận được là giải thành tựu trọn đời cho báo chí do trường Đại học Illinois trao tặng.

Đạo diễn tài năng

Don Hewitt - một nhà sản xuất cho chương trình CBS News (Bản tin buổi tối của đài CBS) cùng thời với "người đàn ông trung thực nhất nước Mỹ" - Walter Cronkite đảm nhận trọng trách làm đạo diễn của chương trình hấp dẫn này.

Đạo diễn của chương trình từng tự tin phát biểu rằng: “Cho dù cả tuần bạn không cầm một tờ báo, một quyển sách nào lên đọc nhưng chỉ cần bạn xem chương trình "60 phút" thì buổi sáng hôm sau khi ngồi uống trà và nói chuyện với người khác bạn có thể tự tin khẳng định rằng: "Câu chuyện đó tôi biết rồi".” Ông còn nói rằng: “Nỗi khao khát xem chương trình này như một mong muốn bẩm sinh của con người mà họ không thể từ bỏ”.

Don Hewitt cũng đã làm đạo diễn chương trình truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận để tranh cử chức Tổng thống giữa John F. Kennedy và Richard Nixon. Có 70 triệu người dân Mỹ đã theo dõi chương trình này.

Sự kiện này đã trở thành một bước ngoặt cho các cuộc tranh cử tổng thống sau này ở Mỹ. Richard Nixon đã không nghe theo lời khuyên của Don Hewitt trong vấn đề trang điểm trước khi ghi hình nên khi lên hình vẻ ốm yếu mà Nixon thể hiện ra bên ngoài hoàn toàn đối lập với nước da rám nắng, mạnh khỏe của Kennedy. Chính sự "lên hình" này đã góp phần giúp Kennedy "ăn điểm" trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó (1961).

Hewitt một lần nữa lại rất tự tin khi nói: “Từ sự kiện đó, nếu như bạn không có tiền để thực hiện một buổi lên sóng trên truyền hình thì bạn sẽ không thể nào trúng cử vào bộ máy chính quyền của một nền dân chủ lớn mạnh nhất trên thế giới”.

Ông đã đem lại thành công cho chương trình tin tức thời sự và giải trí "60 phút", khiến chương trình này có sức mạnh thay đổi cả nền tin tức báo chí truyền hình của Mỹ.

Cụ thể là vào năm 1968, Hewitt đã kết hợp cả yếu tố tin tức và yếu tố giải trí trong chương trình. Thay đổi này đã tác động tới cách thức truyền thống - là tin tức đơn thuần sẽ thu hút được ít khán giả hơn (sự sụt giảm khán giả cũng đồng nghĩa với sự giảm dần của thu nhập cho những người thực hiện chương trình).

Marvin Kalb - Giám đốc trung tâm Báo chí, Chính trị, Chính sách công Shorenstein của trường đại học Harvard, cựu phóng viên tin tức của đài CBS và NBC - đánh giá: “Hewitt có ảnh hưởng rất lớn tới ngành truyền hình.”

“Khi thực hiện '60 phút', Hewitt kết hợp độ tin cậy của chương trình thời sự với yếu tố hình ảnh của một chương trình giải trí. Công việc của ông như là việc đưa báo chí lên màn ảnh vậy.”

Don Hewitt từng viết rằng: “Khán giả có thể dễ dàng hiểu và có thông tin về ngôi sao điện ảnh vô cùng quyến rũ Marilyn Monroe cũng như hình ảnh phòng thí nghiệm của nhà khoa học nguyên tử Robert Oppenheimer vậy”. “Chúng tôi có thể làm cho thông tin ấy có tính giải trí mà không hề làm thay đổi tính chất của thông tin.”

Năm 1948, Don Hewitt bắt đầu làm việc cho đài CBS với vai trò phó đạo diễn. Thời gian đó, radio vẫn là phương tiện truyền thông thống trị, tin tức truyền hình vẫn rất kém phát triển. Phóng viên tin tức truyền hình chỉ lên sóng khoảng 15 phút để đọc các tin chính từ một mẩu giấy.

Hewitt làm thay đổi truyền hình với một loạt các ý tưởng về biên tập và kỹ thuật. Ông là người tiên phong trong việc truyền hình đưa tin về các câu chuyện đặc biệt. Ông còn nghĩ ra việc làm bảng ghi các lời dẫn để giúp người dẫn chương trình nhìn thẳng vào ống kính máy quay.

Paul Gluck - cựu Giám đốc điều hành đài truyền hình Philadelphia, bây giờ là phó giáo sư Đại học Truyền hình, Viễn thông, và Truyền thông đại chúng Temply đã phát biểu rằng: “Tôi nghĩ rằng bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực sản xuất tin tức vào thời chúng tôi, khoảng những năm 1970, thì ai cũng biết đến Roone Arledge của đài ABC và Don Hewitt. Don Hewitt lúc nào cũng nghĩ tới việc làm thế nào để cải thiện lối dẫn chương trình truyền thống trên truyền hình sao cho hay hơn. Ông còn biết rằng, nếu người dẫn chương trình truyền hình có khuôn mặt và giọng nói phù hợp với chương trình đó thì hiệu quả của chương trình sẽ được nâng cao.’

Leslie Moonves - Chủ tịch của tập đoàn CBS nhìn nhận: “Trong lịch sử báo chí, chỉ có một số ít người có sức sáng tạo, năng động và đa tài như Don Hewitt. Ông thực sự đã sáng tạo ra rất nhiều phương pháp giúp chúng tôi có thể truyền tải tin tức. Don Hewitt gần như là một thiên tài trong lĩnh vực truyền hình.

"Dường như Don Hewitt là một người am hiểu về lý do tại sao khán giả xem các chương trình truyền hình hơn bất kỳ ai mà tôi biết" - Morley Safer - phóng viên của đài CBS - đã phát biểu về Don Hewitt như vậy.

Đạo diễn của chương trình Don Hewitt cũng nhận được rất nhiều giải thưởng bao gồm 8 giải Emmy, 2 giải Peabogy.

Đóng góp quan trọng cho ngành truyền hình thế giới

Ý tưởng sản xuất chương trình "60 phút" bắt nguồn từ chương trình tin tức This Hour Has Seven Days do Canada sản xuất để phản ánh, đưa các tin tức liên quan đến các sự kiện, vấn đề nóng bỏng của xã hội, chính trị, kinh tế.

Chương trình This Hour Has Seven Days là một chương trình truyền hình gây tranh cãi của đài CBC được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1964 đến năm 1966 thì bị dừng lại. Do các nhà lãnh đạo đài CBC cho rằng chương trình này vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức nghề báo như việc sử dụng những camera quay lén. Ngoài ra họ cũng cho rằng cho phát sóng chương trình này sẽ gây ảnh hưởng tới chính trị do chương trình khai thác các vấn đề liên quan đến chính trị, hoặc các chính trị gia. Mặc dù vậy, đây vẫn là một trong những truyền hình quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất tới nền điện ảnh do Canada thực hiện.

Chương trình truyền hình "60 phút" kết hợp rất nhiều kỹ năng báo chí điều tra quan trọng như: phát lại buổi phỏng vấn, sử dụng camera quay lén, hoặc bất chợt ghé thăm đối tượng phỏng vấn của chương trình. Sau này các kỹ năng này cũng được các đài truyền hình trung ương của Anh, Canada, Australia và các đài địa phương sử dụng.

Logo của chương trình được trình bày theo lối Helvetica với chữ “Phút” viết thường. Logo này được sử dụng cho đến năm 1974. Sau đó, theo phong cách báo chí thì logo này được nhà sản xuất kèm theo là những ký tự “Vol. xx, No. xx", cách làm này được chương trình áp dụng cho đến năm 1971.

Năm 1976, "60 phút" có số khán giả xem cao nhất trong các chương trình chiếu vào tối Chủ nhật trong lịch sử truyền hình Mỹ. Năm 1979, chương trình xếp đầu trong bảng xếp hạng chương trình truyền hình do Nielsen thực hiện. Thứ hạng này trước đây chỉ dành cho các chương trình thời sự. "60 phút"luôn nằm trong top 10 chương trình có tỷ lệ người xem cao nhất suốt từ năm 1977-2000. Đây là một kỷ lục khó có chương trình nào vượt qua.

Nguồn: Tuần VIệt Nam, 5/11/2009

 

Lượt xem: 6073

Các tin khác

Thung thăng miền xanh đại ngàn

(12/02/2024 04:22:AM)

Rừng ngập mặn đẹp như mơ ở Bàu Cá Cái Quảng Ngãi

(16/01/2024 07:26:AM)

Mùa cây trút lá tuyệt đẹp ở miền Tây Quảng Trị

(15/01/2024 09:48:AM)

Về An Giang ngắm mùa vàng bất tận trên cánh đồng Tà Pạ

(11/12/2023 11:49:AM)

Những câu nói nổi tiếng về thiên nhiên

(16/03/2023 07:51:AM)

Độc đáo "cây đa ngơ ngác" gần 1.000 năm tuổi trên bán đảo Sơn Trà

(29/10/2022 03:19:PM)

Tiên Yên (Quảng Ninh) – bức tranh thiên nhiên hài hòa và đầy cuốn hút

(05/05/2022 10:34:PM)

Hà Nội đẹp tinh khôi trong sắc trắng hoa sưa

(20/03/2022 07:39:AM)

Rừng Tây Bắc bừng sáng mùa hoa Sơn Tra

(10/03/2022 07:48:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE