quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

5. Dự án: Chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích ứng úng ngập và nhiễm mặn cho cộng đồng, nhằm duy trì sản xuất lúa hiệu quả, hạn chế tình trạng hoang hóa đất trồng lúa trong điều kiện nhiễm mặn gia

Thứ Sáu, 05/08/2016 | 06:15:00 AM

(VACNE) - Mục tiêu dự án: Chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa thâm canh thích ứng với úng ngập và xâm nhập mặn cho cộng đồng vùng trũng ven đê Đông nhằm nâng cao năng lực sản xuất lúa trong điều kiện mưa lũ bất thường, triều cường, xâm nhập mặn gia tăng do tác động biến đổi khí hậu để duy trì vùng sản xuất lúa hiệu quả, hạn chế bỏ hoang hóa, thoái hóa đất, duy trì sinh kế cho người dân vùng trũng ven đê Đông thuộc hai huyện Phù Cát và Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

 

 

• Tổ chức điều hành:

Liên hiệp cáchội KH&KT BìnhĐịnh

• Địa điểm dự án:

4 xã của 2 huyện Phù Cát và Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

• Thời gian thực hiện:

Từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2017

 
 

 

 Mục tiêu dự án: 

 

Chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa thâm canh thích ứng với úng ngập và xâm nhập mặn cho cộng đồng vùng trũng ven đê Đông nhằm nâng cao năng lực sản xuất lúa trong điều kiện mưa lũ bất thường, triều cường, xâm nhập mặn gia tăng do tác động biến đổi khí hậu để duy trì vùng sản xuất lúa hiệu quả, hạn chế bỏ hoang hóa, thoái hóa đất, duy trì sinh kế cho người dân vùng trũng ven đê Đông thuộc hai huyện Phù Cát và Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

 

 

 Kết quả hoạt động nổi bật: 

 

Ngay khi triển khai, dự án đã chú trọng công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật thông qua tổ chức các lớp tập huấn Đào tạo tiểu giáo viên (TOT), các lớp tập huấn tại hiện trường (FFS) gắn với các mô hình trình diễn kỹ thuật thâm canh lúa thích ứng ngập úng và nhiễm mặn để nâng cao năng lực cho cộng đồng vùng Dự án. 01 lớp đào tạo TOT về kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng ngập úng và nhiễm mặn cho 30 người tham gia (10 phụ nữ); 28 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích ứng ngập úng, nhiễm mặn và mở rộng mô hình cho 1367 người dân (có 480 Phụ nữ); 01 khóa tập huấn FFS về kỹ thuật khảo nghiệm, chọn giống lúa gắn với cộng đồng cho 40 người (19 Phụ nữ); 6 hội thảo đầu bờ với tổng số 300 người (có 87 phụ nữ) tham dự.

Đã có 6 phóng sự được phát trên sóng Phát thanh – truyền hình tỉnh. 05 bài báo đăng trên Báo Bình Định. 06 tin bài trên trang tin điện tử của LHH KHKT tỉnh Bình Định (www.bidiusta.vn) 30 tin phát trên hệ thống truyền thanh của 4 xã triển khai dự án. Hiện nay, đang xây dựng phim về các hoạt động dự án.

Ban Điều hành phối hợp với nhóm chuyên gia Dự án và chính quyền cơ sở đã tổ chức triển khai: Xây dựng được 4 mô hình trình diễn canh tác lúa thích ứng úng ngập, phèn mặn/vụ (5 ha/vụ/mô hình) tại 4 thôn vùng dự án: Thôn Phú Hậu – Cát Chánh; Thôn Phú Hậu – Cát Tiến; Thôn Kim Đông

            – Phước Hòa, Thôn Vinh Quang 2 – Phước Hòa. Đến nay đã thực hiện được 4 vụ: Vụ đông xuân 2014 – 2015, vụ thu 2015, vụ đông xuân 2015

            – 2016 và vụ thu 2016. Tổng diện tích mô hình đã triển khai đến nay là: 147 ha (trong đó 80 ha mô hình và 87 ha cánh đồng mẫu).

 

Xây dựng 4 mô hình chọn lựa giống lúa thích ứng dựa vào cộng đồng PVS (1000m2/vụ) ở 4 vụ: vụ đông xuân 2014 – 2015, vụ thu 2015, vụ đông xuân 2015 – 2016 và vụ thu 2016.

Đưa tổng số các hộ tham gia xây dựng mô hình lên tới 162 hộ. Dự án chú trọng đến chất lượng vật tư phân bón, giống các loại hỗ trợ cho các hộ xây dựng mô hình, với kinh phí đầu tư là 289.794.000 đồng.

Trong quá trình triển khai, Dự án được sự quan tâm cấp vốn đối ứng của tỉnh là 291.300.000 đồng và huy động đóng góp của người dân lên đến

2.500.000.000 đồng.

Có thể nói, qua các hoạt động của Dự án, đã tạo được kết quả rất rõ rệt ở địa phương trong việc nâng cao nhận thức và năng lực của chính quyền và người dân về biến đổi khí hậu gắn với sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững của địa phương.

Các hoạt động chính sáu tháng cuối năm 2016:

Tiếp tục theo dõi đánh giá kết quả xây dựng mô hình Cánh đồng mẫu trình diễn canh tác lúa thích ứng vụ thu năm 2016.

Tổ chức 4 cuộc Hội thảo đầu bờ chia sẻ kinh nghiệm sản xuất lúa thích ứng úng ngập, phèn mặn vụ thu 2016 tại 4 xã Cát Tiến, Cát Chánh (huyện Phù Cát), Phước Hòa, Phước Sơn (huyện Tuy Phước)

Tiếp tục triển khai, giám sát Quỹ hỗ trợ sản xuất lúa thích ứng úng ngập và nhiễm mặn do Hội Phụ nữ xã cùng UBND Phước Hòa.

Tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông kết quả trên các phương tiện thông tin truyền thông; làm phim về kết quả của Dự án; xây dựng và phát hành tờ rơi về kỹ thuật thâm canh lúa ngập mặn;

Tài liệu hóa kết quả Dự án; Tổ chức đánh giá độc lập và chuẩn bị tốt các nội dung phục vụ tổng kết Dự án vào năm 2017.

Lượt xem: 2869

Các tin khác

Thách thức trong bảo tồn hệ sinh thái biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

(04/02/2025 07:27:AM)

Khánh Hòa: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

(02/02/2025 08:22:AM)

Sắp vận hành thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam

(28/01/2025 10:00:AM)

Bảo mẫu của voi

(27/01/2025 10:24:AM)

Cao Bằng: Tập trung phát triển du lịch – dịch vụ bền vững

(23/01/2025 09:03:AM)

25% các loài động vật nước ngọt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

(20/01/2025 09:23:AM)

Ngắm chim, thú hoang dã trong khu bảo tồn rừng Mã Đà ở Đồng Nai

(19/01/2025 03:46:PM)

Bình Thuận: Mặt trận huyện Phú Quý vận động nhân dân, du khách tham gia bảo vệ môi trường biển

(17/01/2025 09:32:AM)

Đắk Lắk: Buôn Ma Thuột - Kết nối và phát triển không gian xanh

(10/01/2025 08:35:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE