quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(Gia đình & Xã hội): Vẻ đẹp kỳ thú của 725 cây pơmu Di sản Việt Nam giữa đại ngàn

Thứ Tư, 11/05/2016 | 12:22:00 PM

Trên địa bàn 2 xã Tr’hy và Axan thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đang tồn tại một quần thể pơmu cổ thụ với hàng ngàn cây, được chính quyền và nhân dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt và gần như còn nguyên vẹn.


Tây Giang là một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Phía tây giáp Lào, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía đông giáp huyện Đông Giang, phía nam giáp huyện Nam Giang cùng tỉnh. Hiện nay trên địa bàn 2 xã Tr’hy và Axan thuộc huyện Tây Giang đang tồn tại một quần thể pơmu cổ thụ...


Tây Giang là một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Phía tây giáp Lào, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía đông giáp huyện Đông Giang, phía nam giáp huyện Nam Giang cùng tỉnh. Hiện nay trên địa bàn 2 xã Tr’hy và Axan thuộc huyện Tây Giang đang tồn tại một quần thể pơmu cổ thụ...
 


Theo số liệu điều tra khảo sát của BQL rừng phòng hộ Bắc Sông Bung thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam quần thể phân bố trên diện tích 240ha gồm các khoảnh 4,5,6 thuộc tiểu khu 94; khoảnh 7 tiểu khu 97 và khoảnh 5 thuộc tiểu khu 101...


Theo số liệu điều tra khảo sát của BQL rừng phòng hộ Bắc Sông Bung thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam quần thể phân bố trên diện tích 240ha gồm các khoảnh 4,5,6 thuộc tiểu khu 94; khoảnh 7 tiểu khu 97 và khoảnh 5 thuộc tiểu khu 101...
 

Tổng số cây pơmu đo đếm được là 1.366 cây, trong đó số cây có đường kính đo ở vị trí 1,3 m từ 10cm trở lên là 1.243 cây, số cây có đường kính dưới 10cm (cây tái sinh) là 123 cây. Cây lớn nhất có chu vi 7,52m

Tổng số cây pơmu đo đếm được là 1.366 cây, trong đó số cây có đường kính đo ở vị trí 1,3 m từ 10cm trở lên là 1.243 cây, số cây có đường kính dưới 10cm (cây tái sinh) là 123 cây. Cây lớn nhất có chu vi 7,52m
 
Để tới được quần thể cây pơmu, từ trung tâm huyện Tây Giang đi xe ô tô vượt đường rừng khoảng 40km. Nhiều đoạn đường mới được mở, cheo leo vách núi, rất hiểm trở. Chỉ khi nào nắng lên mới đi được, còn mưa thì bùn lầy nhão nhoẹt, trơn trượt, xe ô tô, xe máy không thể đi...
 
Để tới được quần thể cây pơmu, từ trung tâm huyện Tây Giang đi xe ô tô vượt đường rừng khoảng 40km. Nhiều đoạn đường mới được mở, cheo leo vách núi, rất hiểm trở. Chỉ khi nào nắng lên mới đi được, còn mưa thì bùn lầy nhão nhoẹt, trơn trượt, xe ô tô, xe máy không thể đi...
 

Sau đó, muốn đến được những cây pơmu cổ thụ nằm trong rừng già thì phải đi bộ gần 2 tiếng đồng hồ mới tới. Nếu muốn khám phá thêm nhiều cây pơ cổ thụ, có đường kính lớn thì phải đi mấy ngày mới hết...

 

Sau đó, muốn đến được những cây pơmu cổ thụ nằm trong rừng già thì phải đi bộ gần 2 tiếng đồng hồ mới tới. Nếu muốn khám phá thêm nhiều cây pơ cổ thụ, có đường kính lớn thì phải đi mấy ngày mới hết...
 


Theo anh ALăng Nhu, cán bộ kiểm lâm huyện Tây Giang cho biết, trong số 1.366 cây pơmu hiện có, chính quyền huyện lựa chọn 725 cây có chu vi từ 2,40 m trở lên. Chu vi cây được đo tại vị trí cách mặt đất 1,3m; được đánh số từng cây và tọa độ GPS.

 

Theo anh ALăng Nhu, cán bộ kiểm lâm huyện Tây Giang cho biết, trong số 1.366 cây pơmu hiện có, chính quyền huyện lựa chọn 725 cây có chu vi từ 2,40 m trở lên. Chu vi cây được đo tại vị trí cách mặt đất 1,3m; được đánh số từng cây và tọa độ GPS.
 


725 cây pơmu đăng ký Cây di sản Việt Nam có độ tuổi trên 250 năm, cây lớn nhất trên 1.000 tuổi

 

725 cây pơmu đăng ký Cây di sản Việt Nam có độ tuổi trên 250 năm, cây lớn nhất trên 1.000 tuổi
 

Xác định tuổi cây bằng phương pháp bằng phương pháp khoan tăng trưởng trên thân cây để xác định độ dày của từng năm sinh trưởng

Xác định tuổi cây bằng phương pháp bằng phương pháp khoan tăng trưởng trên thân cây để xác định độ dày của từng năm sinh trưởng
 

Hiện tại quần thể pơmu vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, được chính quyền và nhân dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt, một số cây bị chết do sét đánh và một số cây bị gãy cành do gió bão và tuổi tác


Hiện tại quần thể pơmu vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, được chính quyền và nhân dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt, một số cây bị chết do sét đánh và một số cây bị gãy cành do gió bão và tuổi tác
 


Ông Bhriu Liếc - Bí thư huyện Tây Giang cho biết: Quần thể cây pơmu được chính quyền và nhân dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt và gần như còn nguyên vẹn. Nhằm bảo tồn tốt hơn nữa, Chính quyền và nhân dân địa phương lập hồ sơ đề nghị Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xét duyệt công nhận quần thể cây gỗ quý pơmu “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính quyền và nhân dân địa phương cùng với sự giúp đỡ của một số cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học đang nghiên cứu các phương pháp chống sét cho quần thể cây pơmu đặc biệt này

 

Ông Bh'riu Liếc - Bí thư huyện Tây Giang cho biết: "Quần thể cây pơmu được chính quyền và nhân dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt và gần như còn nguyên vẹn. Nhằm bảo tồn tốt hơn nữa, Chính quyền và nhân dân địa phương lập hồ sơ đề nghị Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xét duyệt công nhận quần thể cây gỗ quý pơmu “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính quyền và nhân dân địa phương cùng với sự giúp đỡ của một số cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học đang nghiên cứu các phương pháp chống sét cho quần thể cây pơmu đặc biệt này"
 


Quần thể cây pơmu gắn liền với văn hóa và đời sống của người Cơtu. Theo truyền thống của người Cơtu, những cây to trong rừng, hoặc là chỗ trú ngụ của thần linh, hoặc là nơi linh hồn người chết trú ẩn. Việc chặt cây làm nhà phải có sự đồng ý của bản làng, phải làm lễ cúng để xin chặt cây. Người làng khác cũng không được xâm phạm phần đất, phần rừng của nhau theo ranh giới đã quy ước. Ngày 10/5, chính quyền Tây Giang và Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức lễ khánh thành nhà Bia và đón nhận Quyết định công nhận quần thể 725 cây pơmu cổ thụ...


Quần thể cây pơmu gắn liền với văn hóa và đời sống của người Cơtu. Theo truyền thống của người Cơtu, những cây to trong rừng, hoặc là chỗ trú ngụ của thần linh, hoặc là nơi linh hồn người chết trú ẩn. Việc chặt cây làm nhà phải có sự đồng ý của bản làng, phải làm lễ cúng để xin chặt cây. Người làng khác cũng không được xâm phạm phần đất, phần rừng của nhau theo ranh giới đã quy ước. Ngày 10/5, chính quyền Tây Giang và Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức lễ khánh thành nhà Bia và đón nhận Quyết định công nhận quần thể 725 cây pơmu cổ thụ...
 

Một khu du lịch sinh thái giữa rừng già cũng được chính quyền huyện Tây Giang khánh thành với mong muốn là nơi ăn nghỉ cho du khách tham quan rừng pơmu cổ thụ.

Một khu du lịch sinh thái giữa rừng già cũng được chính quyền huyện Tây Giang khánh thành với mong muốn là nơi ăn nghỉ cho du khách tham quan rừng pơmu cổ thụ.

Đức Hoàng

Lượt xem: 2485

Các tin khác

(TTXVN): Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản Việt Nam

(13/01/2025 10:38:AM)

Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(11/01/2025 11:14:PM)

Video của Đài Truyền hình TP HCM: CÔNG NHẬN 8 CÂY DI SẢN VIỆT NAM TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

(02/01/2025 09:57:AM)

(Báo Tuổi trẻ) - Video "Cận cảnh 8 cây quý vừa được công nhận cây di sản ở Thảo cầm viên"

(02/01/2025 09:46:AM)

Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(01/01/2025 11:53:PM)

(nld.com.vn): Thảo Cầm Viên: 8 cây di sản kể chuyện lịch sử thiên nhiên

(01/01/2025 04:21:PM)

(Tuoitre.vn): Thảo cầm viên có 8 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:16:PM)

(Tienphong.vn): Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản

(01/01/2025 04:10:PM)

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải.

(30/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE