quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

(Đất Việt): Phja Oắc - Phja Đén: Báu vật thiên nhiên của quốc gia

Thứ Tư, 03/10/2012 | 08:09:00 PM

Đây là khu rừng còn giữ được nhiều nét nguyên sinh bởi các hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao, đặc biệt có một số hệ sinh thái đặc trưng cho vùng núi cao như: hệ sinh thái rừng lùn, rừng rêu…

 


Mới đây, các nhà khoa học thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học Phja Oắc - Phja Đén - Báu vật thiên nhiên Quốc gia. Hội thảo kiến nghị địa phương và các ngành chức năng cần ý thức được tầm quan trọng và chức năng sinh thái của khu rừng đầu nguồn Phja Oắc để có phương án bảo tồn.

 

Trước đó dưới sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức Lãnh thổ, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Cao Bằng tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học khu rừng đặc dụng Phja Oắc - Phja Đén (Cao Bằng)

Phja Oắc - Phja Đén - Báu vật thiên nhiên Quốc gia (Ảnh: Intrenet)

Tại hội thảo, các đại biểu cùng tham luận, thảo luận về những nội dung: Phja Oắc- Phja Đén - Báu vật thiên nhiên Quốc gia; Phân tích địa mạo khu vực làm cơ sở cho việc quy hoạch Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén; Bảo vệ đất vì đa dạng sinh học vùng Phja Oắc - Phja Đén; Đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ quy hoạch Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén; Đa dạng thực vật rừng đặc dụng vùng Phja Oắc - Phja Đén; Rừng rêu, rừng lùn ở Phja Oắc; Nguồn tài nguyên cây thuốc vùng Phja Oắc- Phja Đén; Động vật hoang dã báu vật quý hiếm ở vùng Phja Oắc - Phja Đén; Tài nguyên du lịch tại vùng Phja Oắc - Phja Đén; Bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán trong bảo tồn đa dạng sinh học vùng Phja Oắc- Phja Đén.

Với đặc điểm đa dạng về địa hình, địa mạo, khí hậu đặc trưng đã tạo nên các hệ sinh thái đặc thù của vùng núi cao Phja Oắc, cũng là nền tảng cấu thành tính đa dạng sinh học của vùng. Đây là một dãy núi có địa hình phức tạp, núi đất xen với hệ thống núi đá, độ dốc lớn hơn 380, nhiều nơi dốc thẳng đứng, địa hình chủ yếu là núi cao, thung lũng nhỏ hẹp. Rừng phân bổ ở độ cao từ 700 m trở lên. Trong đó, đỉnh Phja Oắc cao 1.935 m so với mực nước biển, là đỉnh núi cao thứ hai ở Cao Bằng.

Nhiều động vật quý được các nhà khoa học phát hiện tại Phia Oắc

Qua kết quả nghiên cứu và kết hợp với tham khảo tài liệu liên quan cho thấy, đây là khu rừng còn giữ được nhiều nét nguyên sinh bởi các hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, cấu trúc 4 tầng với độ che phủ lớn. Đặc biệt có một số hệ sinh thái đặc trưng cho vùng núi cao như: hệ sinh thái rừng lùn, rừng rêu.

Trong thảm cỏ hàng nghìn loài thực vật, trong đó, có một số loài cây có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao như: cây Gù hương hay còn gọi là re hương; lát hoa, sến mật, nghiến, dẻ tùng, cùng với nhiều cây thuốc quý, quần thể phong lan đa dạng, cây cho quả, như: trám trắng, trám đen, bứa, dọc, dâu da, vải, nhãn rừng, sung, vả, me... với các thảm xanh bốn mùa tươi tốt, là nơi tạo điều kiện sinh tồn cho khu hệ động vật hoang dã; bước đầu đã thống kê gần 80 loài động vật có vú, hàng trăm loài chim, bò sát và lưỡng cư, hàng vạn các loại côn trùng (cánh cứng, bướm, chuồn chuồn) cùng các loại thủy sinh vật trong các khe, suối. Trong đó, có một số loài thuộc diện quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam (2007), sách đỏ thế giới (2010) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

Đây là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, một quỹ gen tự nhiên rất quý giá, là nền tảng cung cấp các dịch vụ đa dạng sinh thái trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Cao Bằng nói chung và huyện Nguyên Bình nói riêng. Rừng núi Phja Oắc - Phja Đén còn là khu rừng đầu nguồn quan trọng của Nguyên Bình và các vùng lân cận, là bức rèm xanh góp phần giảm thiểu các hiện tượng cực đoan của khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện này. Là tấm mành xanh có khả năng ngăn ngừa thiên tai, trượt lở xói mòn đất, lũ lụt.

 

Phương Nguyên

Lượt xem: 1150

Các tin khác

Dài ngắn

(27/01/2025 08:17:AM)

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE