quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

An Dương (Hải Phòng): Thêm một cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ Tư, 16/05/2018 | 08:30:00 AM

Moitruong24h - Sáng ngày 15/05/2018 tại Đền Đệ Tam, làng Đồng Dụ, xã Đăng Cương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, chính quyền và nhân dân địa phương đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa cổ thụ có niên đại khoảng 300 năm tuổi.

 

Các đại biểu về dự lễ đoán nhận Bằng công nhận "Cây Di sản Việt Nam". Ảnh: LT


Tới tham dự buổi lễ có GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh- Anh hùng Đa dạng sinh học Asean, Phó chủ tịch TW Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam (VACNE), Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam; TS Trần Văn Miều- Trưởng ban Truyền thông (VACNE); Lãnh đạo Sở KHCN TP. Hải Phòng; đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường thành phố Hải Phòng cùng nhiều  đồng chí lãnh đạo địa phương và đông đảo bà con nhân dân trong toàn xã.

Thay mặt (VACNE), GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh- Anh hùng Đa dạng sinh học Asean đã trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây Đa cổ thụ có niên đại trên 300 năm tuổi tại đền Đệ Tam cho chính quyền cũng như gửi lời chúc mừng tới toàn thể nhân dân trong xã.

Các đại biểu làm lễ mở văn bia "Cây Di sản". Ảnh: LT

Làng Đồng Dụ là làng cổ với nhiều thiết chế văn hóa nguyên xưa “Cây đa, giếng nước, sân đình - Cửu cầu, cống đá, chấn bình làng quê”.Cây Đa đền Đệ Tam thể hiện những giá trị, biểu tượng mang nhiều ý nghĩa về tín ngưỡng văn hóa tâm linh tốt đẹp của người dân. Trong kháng chiến, cây Đa từng là nơi bố  trí chòi quan sát, phòng không của lực lượng dân quân du kích,…Lãnh đạo địa phương bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi trước sự kiện trọng đại này; đồng thời nhận thấy trách nhiệm to lớn đối với việc cùng bà con nhân dân tiếp tục chăm lo, bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị của “Cây Di sản Việt Nam”. Qua đó, góp phần giới thiệu, tôn vinh, quảng bá làng nghề truyền thống trồng cây cảnh và sự đa dạng về sinh thái của thành phố Hải Phòng tới nhân dân, quý khách trong và ngoài địa phương.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh- Anh hùng Đa dạng sinh học Asean đã đề cập đến công tác bảo vệ và chăm sóc cây sau khi được vinh danh. Việc vinh danh, công nhận này không chỉ nhằm trực tiếp bảo vệ nguồn gen cây quý hiếm của thành phố, bảo vệ đa dạng sinh học, sự phong phú của hệ thực vật thành phố mà còn có ý nghĩa quảng bá di tích lịch sử văn hóa đền Đệ Tam nói riêng và các khu di tích trên địa bàn nói chung. Đồng thời, GS cũng đề nghị địa phương cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, vân động bà con nhân dân phát huy vai trò, trách nhiệm bảo vệ những cây xanh, bảo vệ thiên nhiên, môi trường, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.

Lưu Trang

Lượt xem: 2492

Các tin khác

Những cây đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(20/05/2025 05:29:AM)

Cây Ba gai (Linh sam Sông Hinh) đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(17/05/2025 05:15:PM)

Hơn 40 cây cổ thụ của 7 tỉnh, thành phố lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(15/05/2025 08:52:AM)

Cây táu bạc có niên đại 2.100 năm, tương truyền trồng từ thời vua Hùng thứ 18

(03/05/2025 07:58:PM)

'Đài quan sát' trên cây rỏi mật 500 tuổi

(02/05/2025 07:40:PM)

Mèo Vạc đón nhận danh hiệu “Cây Di sản Việt Nam” cho 4 cây cổ thụ

(24/04/2025 10:10:PM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE