quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Rà soát, hoàn thiện quy định về bảo vệ các loài chim hoang dã

Thứ Sáu, 14/04/2023 | 07:36:00 AM

Hoạt động săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến Việt Nam.


Việt Nam hiện đã ghi nhận hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa. Việt Nam được xác định là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay của chim di cư và các loài chim đặc hữu với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu và 7 vùng chim đặc hữu.

Các vùng chim hoang dã, di cư như các Vườn quốc gia: Xuân Thủy (Nam Định), Tràm Chim (Đồng Tháp), Mũi Cà Mau (Cà Mau)… đã tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng của Việt Nam. Riêng khu vực Đông Dương có 49 loài chim đặc hữu thì Việt Nam đã có 33 loài, trong đó, có 10 loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các cơ quan chuyên môn thì Việt Nam có 868 loài chim, trong đó 109 loài cần quan tâm bảo tồn, 11 loài cực kỳ nguy cấp, 19 loài nguy cấp, 28 loài sắp nguy cấp và 50 loài sắp bị đe dọa.

Tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý các trường hợp săn bắt chim hoang dã.

Đến nay, nhiều loài chim hoang dã, di cư đã được đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ để quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật như loài sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa… Bên cạnh Bộ luật Hình sự, hiện đã có nhiều quy định pháp luật trong việc bảo vệ động, thực vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học như: Luật Đa dạng sinh học, Xử lý vi phạm hành chính, Lâm nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành.

Thời gian qua các ngành, các cấp đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các vùng chim cần bảo tồn nghiêm ngặt. Nhiều loài chim hoang dã, di cư được đưa vào danh mục để quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật, như: loài sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa...

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật; ảnh hưởng đến việc thực thi các cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học. Hoạt động săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến Việt Nam.

Để bảo vệ các loài chim hoang dã nói riêng và đa dạng sinh học nói chung, các chuyên gia cho rằng, các địa phương cần rà soát, đề xuất hoàn thiện, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy định về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; hướng dẫn quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư xuyên biên giới và điểm dừng chân của chúng.

Cũng theo các chuyên gia, lực lượng chức năng cần phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường các biện pháp đấu tranh; phòng, chống và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ chim hoang dã, di cư; tăng cường điều tra, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt triệt phá các đường dây mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các loài chim hoang dã, di cư xuyên quốc gia.

Phan Thiện

Nguồn: TCĐT Thiên nhiên và Môi trường - thiennhienmoitruong.vn

Lượt xem: 1310

Các tin khác

Miền Bắc đón mưa lớn diện rộng từ đêm nay 9/7

(09/07/2025 09:12:AM)

"Công nhân Đỏ" hiện thực hóa giấc mơ xanh

(07/07/2025 07:09:AM)

Chính sách khoán rừng tăng giá, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm giữ rừng ổn định sinh kế

(06/07/2025 07:21:AM)

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

(05/07/2025 07:50:AM)

Điều tra: Chạm mặt cánh thợ săn, thú rừng Vườn quốc gia Cát Tiên trúng đạn và bị xẻ thịt

(04/07/2025 07:13:AM)

Rác thải điện tử tăng vọt: Thách thức trong nền kinh tế số

(03/07/2025 07:23:AM)

Báo chí và sứ mệnh bảo vệ môi trường

(03/07/2025 07:13:AM)

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

(01/07/2025 07:21:AM)

Giữ chân voi giữa đại ngàn

(28/06/2025 06:48:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE