quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Quận Tây Hồ thành phố Hà Nội và Hội Bảo vệ TNMT Việt Nam đồng thuận trong hoạt động Bảo tồn Cây Di sản

Thứ Bảy, 27/05/2017 | 09:13:00 PM

(VACNE) - Ngày 27/5/2017, các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm về công tác bảo vệ cảnh quan môi trường tại Đền Voi Phục (Hà Nội) – nơi có 9 cây Muỗn đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và đồng thuận cùng thúc đẩy hoạt động Bảo tồn Cây Di sản.

 

 
 Cụ Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban quản lý Đền Voi Phục khai mạc buổi Tọa đàm


Mọi người đều bày tỏ sự vui mừng, được chứng kiến cảnh quan môi trường của Đền Voi Phục đã được hồi phục, sau sự cố cây chết hàng loạt khi trùng tu. Và cùng thống nhất cho rằng: Sinh – Lão- Bệnh- Tử là quy luật của mọi thực thể sinh vật, nhưng nếu chúng ta biết cách bảo vệ, chăm sóc, thì tuổi thọ của các “Đại lão mộc thụ” sẽ được kéo dài hơn.


Điều đáng mừng là: sau khi phát hiện cây bị sâu bệnh, Ban quản lý Đền và tất cả các cấp các ngành của địa phương, Hội BVTN&MT Việt Nam đều cố gắng cứu cây bằng mọi giá (kể cả mời chuyên gia nước ngoài vào cuộc). Hôm nay dưới gốc những Cây Di sản đầu tiên, các vị lãnh đạo quận Tây Hồ thành phố Hà Nội và Hội BVTN-MT Việt Nam, cùng Ban Quản lý Đền Voi Phục, phường Thụy Khuê đã trao đổi kinh nghiệm, rút ra được những bài học quý giá và cùng đồng thuận: tiếp tục thúc đẩy Bảo tồn Cây Di sản sâu rộng hơn. Đặc biệt, tất cả  những cây Muỗm cổ bị chết, đã được Ban Quản lý Đền Voi Phục, Thụy Khuê trồng thay thế bằng những cây Muỗm khác, theo phương thức xã hội hóa. Sáng kiến này có sức lan tỏa để cộng đồng trồng nhiều cây khác, tạo môi trường xanh mát cho khu vực Đền.  Nhờ sự quan tâm và sớm phát hiện của cộng đồng, nhiều Cây Di sản bị sâu bệnh xâm hại ở những khu vực khác trong quận Tây Hồ và các huyện: Hoài Đức, Mỹ Đức… cũng đã được các chuyên gia của Hội tới khảo sát tư vấn chăm sóc cứu chữa. Một số cây đã xanh tốt trở lại.


Phát biểu tại buổi tọa đàm, thay mặt chính quyền và cộng đồng đại phương,  ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Bí Thư thường trực quận Tây Hồ; ông Nguyễn Văn Vinh (nguyên Chủ tịch phường); Nguyễn Quang Ngọc Chủ tịch UBND phường Thụy Khuê và cụ Nguyễn Văn Tùng, trưởng Ban quản lý Đền Voi Phục  đều bày tỏ trân trọng và sự biết ơn của địa phương về sự kiện Bảo tồn Cây Di sản. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo vệ cảnh  quan môi trường, mà còn góp phần gắn kết con người với văn hóa lịch sử. Các vị đều bày tỏ và kính mong các nhà khoa học, Hội BVTN-MT Việt Nam tiếp tục giúp đỡ quận chăm sóc bảo vệ những cây cổ thụ, cây Di sản. Không chỉ những cây ở 71 di tịch hiện có của quận, mà còn rất nhiều cây cổ thụ khác ở trường học và những nơi công cộng./.

 

Lượt xem: 3673

Các tin khác

Những cây đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(20/05/2025 05:29:AM)

Cây Ba gai (Linh sam Sông Hinh) đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(17/05/2025 05:15:PM)

Hơn 40 cây cổ thụ của 7 tỉnh, thành phố lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(15/05/2025 08:52:AM)

Cây táu bạc có niên đại 2.100 năm, tương truyền trồng từ thời vua Hùng thứ 18

(03/05/2025 07:58:PM)

'Đài quan sát' trên cây rỏi mật 500 tuổi

(02/05/2025 07:40:PM)

Mèo Vạc đón nhận danh hiệu “Cây Di sản Việt Nam” cho 4 cây cổ thụ

(24/04/2025 10:10:PM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE