quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Mai Châu (Hòa Bình) có thêm điểm nhấn du lịch là Cây Di sản

Thứ Tư, 19/10/2016 | 04:50:00 PM

VACNE: Ngày 18/10/2016, chính quyền và nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Thị hơn 700 năm và lễ chuyển bát hương đền làng Bôn tại xã Chiềng Châu.

Đây là những chứng tích lịch sử, văn hóa tâm linh của người dân địa phương và cả vùng Mường Mai xưa kia.

Các cụ cao nhiên cho biết: nhiều người ở rất xa, nhất là các Thầy Mo ở Thanh Hóa, Nghệ An và cả bên Lào và Thái Lan vẫn nhắc tới cây Thị, khi nói về vùng đất Mai Châu. Thời nhà Trần, Mường Mai, thuộc trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hoá. Dưới triều Nguyễn, Mai Châu là một trong 5 châu của phủ Chợ Bờ, tỉnh Mường (tiền thân của tỉnh Hòa Bình).

Hiện nay, Mai Châu có 12 di tích, danh thắng, trong đó có 5 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa như: Hang Khoài (Xăm Khòe), Hang Chiều (thị trấn Mai Châu), Hang Nhật, Hang Láng, Hang Mỏ Luông (Chiềng Châu). Đây cũng là nơi lưu giữ kho tàng văn hóa, văn nghệ phong phú với những nét đặc trưng của người Thái, trắng và người Mông, có nhiều lễ hội truyền thống, đặc sắc như: lễ hội “Cầu mưa”, lễ hội “Chá chiêng”, lễ hội “Gầu tào” và có các khu du lịch cộng đồng như: Bản Lác, Bản Poom Coọng, Bản Văn…, du lịch sinh thái Bản Bước (Xăm Khòe), Bản Vặn (Piềng Vế)…

Tới dự buổi lễ trọng thể này, có lãnh đạo Hội BVTN&MT Việt Nam, đông đảo các vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo huyện Mai  Châu, tỉnh Hòa Bình; đại diện các cơ quan truyền thông và cán bộ nhân dân xã Chiềng Châu, Xóm Mỏ.

Trong bài phát biểu cảm tưởng của ông Hà Văn Chung,Trưởng thôn Mỏ; phát biểu chỉ đạo của các ông: Nguyễn Đức Thịnh Bí Thư huyện Ủy Mai Châu và diễn văn khai mạc của ông Vì Văn Mạnh, Phó Bí thư Thôn Mỏ đều khẳng định: đây là di sản quý của người xưa để lại cho miền quê yên bình này – một địa danh được xác lập từ đầu Thế kỷ 18.; đồng thời bày tỏ cảm ơn Hộị BVTN&MT Việt Nam đã giúp đỡ, để địa phương có được vinh dự này. Các vị bày tỏ quyết tâm vận động bà con các dân tộc địa phương chăm sóc, bảo vệ cây Di sản tốt hơn và biến nơi đây thành một điểm nhấn về du lịch, phát triển kinh tế -xã hội và giữ gìn các giá trị lịch sử văn hóa địa phương./.

Văn phòng VACNE

Lượt xem: 3491

Các tin khác

Cụ Mít độc nhất thôn Khả Liễu, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(22/06/2025 11:39:PM)

Thêm 3 địa phương ở TP. Thủ Dầu một và TP. Bến Cát (Bình Dương) được công nhận Cây Di sản

(16/06/2025 09:18:AM)

Cây Điệp Phèo heo Trường THCS Phú Hòa được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(15/06/2025 10:03:PM)

Hinh ảnh Lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

(09/06/2025 08:02:AM)

Thêm ba cây cổ thụ của Thủ đô Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(07/06/2025 08:42:PM)

Cây Xoài đặc sản Yên Châu và cây Sấu khổng lồ bậc nhất tỉnh Sơn La được gắn bia Cây Di sản Việt Nam

(31/05/2025 08:36:PM)

Hình ảnh Lễ đón nhận bằng công nhận cây di sản Việt Nam của huyện Yên Châu

(31/05/2025 07:15:PM)

Sơn La: 5 loại cây được công nhận cây di sản tại Ngày hội xoài Yên Châu

(31/05/2025 09:08:AM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(20/05/2025 05:29:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE