quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Khởi động dự án bảo vệ môi trường tại 6 nước ASEAN

Chủ Nhật, 19/02/2023 | 07:26:00 AM

Dự án giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn môi trường dòng chảy tại các khu vực biển Đông Á thông qua việc quản lý tổng hợp lưu vực sông (IRBM) vừa được khởi động tại Manila, Philippines. Dự án khu vực kéo dài 5 năm sẽ thiết lập các cơ chế IRBM ở các lưu vực sông chính của sáu nước thành viên ASEAN, gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines và Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP.

Tổ chức Đối tác Quản lý môi trường biển Đông Á (PEMSEA), cơ quan thực hiện dự án, sẽ hợp tác chặt chẽ với chính phủ và các bên liên quan ở các nước ASEAN để tăng cường quản trị từ nguồn tới biển, cũng như xây dựng năng lực lập kế hoạch và thúc đẩy các cơ chế quản lý lưu vực sông.
 

Theo đó, Dự án nhằm phát triển các cách thức sáng tạo và thiết thực giúp các cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ chung tay hồi sinh các dòng sông ở Đông Nam Á.

Tại buổi lễ khởi động Dự án, Thứ trưởng Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Philippines Carlos Primo David nhấn mạnh, việc quản lý hiệu quả sẽ cho phép chúng ta tiếp tục sử dụng nước và các dịch vụ hệ sinh thái khác mà các lưu vực sông cung cấp trong khi mối đe dọa của các sự kiện cực đoan và biến đổi khí hậu gia tăng.

Theo Trưởng Văn phòng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Philippines Selva Ramachandran, việc sử dụng nước ở các quốc gia ASEAN đang gia tăng nhanh chóng trong khi những thách thức về số lượng và chất lượng nước có nguy cơ làm chệch hướng tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa-Xã hội Ekkaphab Phanthavong khẳng định: “Dự án là minh chứng cho hành động tập thể và hướng tới tương lai của ASEAN nhằm cải thiện quản lý tài nguyên nước trong khu vực.”

TS Inthavy Akkharath, Chủ tịch Nhóm công tác ASEAN về quản lý tài nguyên nước cho biết, dự án sẽ tích hợp kiến thức về các kết nối quan trọng giữa sông và biển; đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn để quản lý các dòng sông khác trong khu vực.

Vấn đề ô nhiễm của các con sông không có gì mới. Trên thực tế, tình trạng ô nhiễm đang diễn ra trong khu vực đã bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước. Các nguồn nước tự nhiên ở Đông Nam Á đang chịu áp lực mạnh mẽ vì sự gia tăng dân số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu.

Sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nước và các dịch vụ hệ sinh thái liên quan. Nhiều con sông trong khu vực bị ô nhiễm nặng với chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp, khiến chỉ số chất lượng nước (WQI) lên trên ngưỡng không an toàn.

Con sông nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là sông Mê Kông, trải dài qua năm quốc gia trong khu vực. Đây cũng là con sông dài thứ 12 trên thế giới, là nguồn nước chính cho nhu cầu sinh hoạt, cá và nông nghiệp cho hàng triệu người. Tuy nhiên, do khối lượng lớn rác thải, hiện Mê Kông đang trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất trong khu vực.

Nguồn: Lược trích theo kinhtemoitruong

Lượt xem: 1227

Các tin khác

Miền Bắc đón mưa lớn diện rộng từ đêm nay 9/7

(09/07/2025 09:12:AM)

"Công nhân Đỏ" hiện thực hóa giấc mơ xanh

(07/07/2025 07:09:AM)

Chính sách khoán rừng tăng giá, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm giữ rừng ổn định sinh kế

(06/07/2025 07:21:AM)

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

(05/07/2025 07:50:AM)

Điều tra: Chạm mặt cánh thợ săn, thú rừng Vườn quốc gia Cát Tiên trúng đạn và bị xẻ thịt

(04/07/2025 07:13:AM)

Rác thải điện tử tăng vọt: Thách thức trong nền kinh tế số

(03/07/2025 07:23:AM)

Báo chí và sứ mệnh bảo vệ môi trường

(03/07/2025 07:13:AM)

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

(01/07/2025 07:21:AM)

Giữ chân voi giữa đại ngàn

(28/06/2025 06:48:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE