quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Gia Lai được tổ chức Lễ công nhận Cây di sản Việt Nam

Thứ Tư, 30/11/2016 | 10:27:00 AM

(VACNE) Ngày 29-11, chính quyền và nhân dân xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã long đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng Công nhận “Cây Di sản Việt Nam” cho cây đa làng Ghè.

images1189368_1ba_con.jpg

Đông đảo nhân dân làng Ghè, xã Ia Dơk Tham dự buổi lễ (Ảnh Phương Linh)

Đây là cây Đa cổ thụ đầu tiên của tỉnh Gia Lai được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây đa làng Ghè đã hơn 200 tuổi, cao 45 mét, tán rộng che phủ hơn 2.000 m2, có chu vi gốc thân chính là 12,5 mét và có 8 thân phụ. Cây đa này nằm bên giọt nước của làng Ghè từ lâu đã trở thành nơi diễn ra mọi sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, là biểu tượng đẹp về giá trị văn hóa tự nhiên và nhân chứng thời gian cùng tồn tại song song với bao thế hệ nhân dân làng Ghè. Cây đa làng Ghè được công nhận là "Cây Di sản Việt Nam" sẽ làm tôn thêm giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này.

Thay mặt lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Điểu, Phó Chủ tịch Hội đã đã đến tham dự trao Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam cho đại diện địa phương. Tới dự buổi lễ còn có các ông Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đức Cơ, lãnh đạo xã Ia Dơk và đông đảo nhân dân làng Ghè.

images1189372_7ong_nguyen_bieu.jpg

Ông Nguyễn Điểu trao bằng Công nhận "Cây Di sản Việt Nam" địa diện địa phương (Ảnh Phương Linh)

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Điểu, Phó Chủ tịch VACNE cho biết: “Tới nay, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã xét duyệt, công nhận được 2.624 cây đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam, trong đó có cây đa của làng Ghè. Việc lựa chọn và vinh danh cây đa làng Ghè là Cây Di sản Việt Nam nhằm trực tiếp bảo tồn nguồn gen tiêu biểu và giới thiệu sự đa dạng của hệ thực vật Việt Nam. Đồng thời nhằm quảng bá cho du lịch và truyền thống lịch sử của địa phương. Qua hoạt động này, chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao ý thức tôn trọng lịch sử, tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng”.

Sau khi lễ đón nhận Bằng Công nhận "Cây Di sản Việt Nam" kết thúc, dưới bóng cây đa hàng trăm tuổi, quan khách cùng nhân dân làng Ghè cùng mở hội cồng chiêng, vui vầy quanh ché rượu cần ngọt nồng…

Theo Phương Linh – báo Gia Lai Online

Lượt xem: 2536

Các tin khác

Những cây đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(20/05/2025 05:29:AM)

Cây Ba gai (Linh sam Sông Hinh) đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(17/05/2025 05:15:PM)

Hơn 40 cây cổ thụ của 7 tỉnh, thành phố lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(15/05/2025 08:52:AM)

Cây táu bạc có niên đại 2.100 năm, tương truyền trồng từ thời vua Hùng thứ 18

(03/05/2025 07:58:PM)

'Đài quan sát' trên cây rỏi mật 500 tuổi

(02/05/2025 07:40:PM)

Mèo Vạc đón nhận danh hiệu “Cây Di sản Việt Nam” cho 4 cây cổ thụ

(24/04/2025 10:10:PM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE