quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

(Báo Nhân Dân): Công nhận 725 cây pơmu cổ thụ ở Tây Giang là cây Di sản Việt Nam

Thứ Năm, 12/05/2016 | 07:17:00 AM

NDĐT- Tối 10-5, tại Quảng trường trung tâm huyện Tây Giang (Quảng Nam), Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tây Giang đã tổ chức Lễ khởi động năm Du lịch “Tiếng gọi Đại ngàn” và đón nhận Bằng công nhận 727 cây pơmu là cây Di sản Việt Nam.

2
 
Trao bằng công nhận quần thể Pơmu ở Tây Giang là cây Di sản Việt Nam

 

Dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã trao quyết định của công nhận điệu múa tân tung - da dá, nghệ thuật nói lý, hát lý và Nghề dệt thổ của đồng bào dân tộc Cơtu là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia; chứng nhận bảo trợ làng truyền thống Cơtu Tây Giang là Di sản văn hóa của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Chủ tịch huyện Tây Giang Bhling Mia cho biết, quần thể cây pơmu ở Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450 ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, có nhiều cây Pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. Đây được xem là loài cây linh thiêng của người Cơ Tu ở vùng cao, do đó được người dân hết sức giữ gìn, bảo vệ.

Qua khảo sát, tổng số cây Pơmu đo, đếm được là 1.396 cây, trong đó 725 cây có đường kính 1,5m trở lên được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận cây di sản.

Quần thể cây pơmu gắn liền với văn hóa và đời sống của người Cơtu. Theo truyền thống của người Cơtu, những cây to trong rừng, hoặc là chỗ trú ngụ của thần linh hoặc là nơi linh hồn người chết trú ẩn. Việc chặt cây làm nhà phải có sự đồng ý của bản làng, phải làm lễ cúng để xin chặt cây. Người làng khác cũng không được xâm phạm phần đất, phần rừng của nhau theo ranh giới đã quy ước”.

Chính quyền huyện Tây Giang kỳ vọng, thông qua việc được chính thức công nhận là cây di sản, rừng Pơmu sẽ được bảo vệ chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, từng bước phát huy giá trị của rừng, nhất là trong việc đưa vào phục vụ du lịch, biến nơi đây thành một điểm đến du lịch lý thú của Tây Giang.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (Viện Sinh thái học Việt Nam) cho biết, pơmu được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp, trọng lượng khác thường và có đặc tính không bị mối mọt phá hoại. Do vậy, gỗ pơmu được sử dụng để làm các đồ tạo tác mỹ thuật, các loại đồ gia dụng. Đây là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

Hiện nay, rừng pơmu Tây Giang được đánh giá là một trong những quần thể pơmu có tuổi đời lớn nhất và số lượng tập trung dày đặc nhất tại Việt Nam. Do đó, việc công nhận di sản đối với quần thể 725 cây pơmu là biện pháp cấp thiết để làm cơ sở bảo tồn loài cây quý này.

 

 

 

 

 

QUỐC VIỆT (Báo Nhân Dân)

Lượt xem: 2243

Các tin khác

Những cây đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(20/05/2025 05:29:AM)

Cây Ba gai (Linh sam Sông Hinh) đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(17/05/2025 05:15:PM)

Hơn 40 cây cổ thụ của 7 tỉnh, thành phố lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(15/05/2025 08:52:AM)

Cây táu bạc có niên đại 2.100 năm, tương truyền trồng từ thời vua Hùng thứ 18

(03/05/2025 07:58:PM)

'Đài quan sát' trên cây rỏi mật 500 tuổi

(02/05/2025 07:40:PM)

Mèo Vạc đón nhận danh hiệu “Cây Di sản Việt Nam” cho 4 cây cổ thụ

(24/04/2025 10:10:PM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(18/04/2025 01:23:PM)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(12/04/2025 11:32:PM)

Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam

(09/04/2025 11:08:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE