quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Tục thờ kính, bảo vệ cây và rừng (kỳ 2)

Thứ Tư, 25/12/2013 | 05:41:00 AM

Trong sâu thẳm văn hóa của các dân tộc Việt, không dân tộc nào không có những quy định về tôn kính cây cổ thụ và cây rừng. Người Việt ta cho cây là nơi thần linh trú ngụ, cho cổ thụ là thần.


Tập đoàn cây lộc vừng ở Thừa Thiên - Huế



Làng Siêu Quần khi xưa thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa, vốn  là điểm cuối của vùng đất mà vua Chăm dâng Đại Việt, được lập ra vào năm 1306 và những bậc Tiền hiền của làng đã trồng cây lộc vừng tổ trên đất chùa của làng. Cây lộc vừng tổ đến nay vẫn xanh tươi, vẫn trổ bông.



Nhiều nơi ở Việt Nam, cổ thụ được người dân tôn thờ như thần linh. Đó cũng là sức mạnh cội nguồn cần được thừa kế và phát huy cho cho sự nghiệp trồng và bảo vệ cây và rừng (Ảnh: MOITRUONG.COM.VN)

Cũng theo các cụ già làng Siêu Quần, sau này (vào thời Tây Sơn khoảng năm 1776 và sau đó) quan Hầu tước Phụng chính Trần Văn Kỷ thấy cây lộc vừng thích hợp với vùng nửa đất nửa nước lại hay bị bão này nên đã  kêu gọi dân làng nhân giống trồng quanh làng để chống gió bão.

Hai thôn Vân Trình và Siêu Quần tọa lạc trên bờ phải sông Ô Lâu, đầu nguồn phá Tam Giang. Đây là vùng đất thấp, đất ít nước nhiều. Nhìn đâu cũng thấy mặt nước mênh mông. Vào thời Tây Sơn, phá Tam Giang còn chưa cạn như ngày nay, có lẽ Vân Trình và Siêu Quần giống như hai chiếc lá mỏng manh trên mênh mông biển nước.

Ngay như hiện nay vào mùa mưa, chỉ dăm ngày mưa là nước ngập mênh mông. Là vùng đất thấp ven sông lại sát ngay biển, bão lụt có lẽ là những đe dọa thường niên đối với Vân Trình và Siêu Quần. Có lẽ vì thế mà vùng đầu nguồn phá Tam Giang đến nay vẫn lả vùng đất rộng người thưa.

Trong bối cảnh đó, một vùng dân cư đông đúc trù phú như hai thôn Vân Trình Siêu Quần hẳn là một sự lạ. Được như vậy là nhờ có tập đoàn cây lộc vừng mà người địa phương vẫn gọi là cây mưng giúp Vân Trình và Siêu Quần tránh được sóng to gió cả. Đó là nhờ công lao của Quan Hầu Trần Văn Kỷ.

Trần Văn Kỷ, còn có tên là Trần Chánh Kỷ, là một công thần dưới triều Tây Sơn; và là bậc danh sĩ ở Đàng Trong. Ông người làng Vân Trình (tục gọi là làng Rào), tổng Vĩnh Xương, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa (nay là hai thôn Vân Trình và Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Năm Đinh Dậu (1777), Trần Văn Kỷ đỗ đầu khoa thi Hương ở Phú Xuân. 9 năm sau, 1786, ông được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ phong chức Trung Thư Phụng Chính, tước Kỷ Thiện hầu, chuyên lo việc dự thảo chính lệnh.

Ngoài công lao phò giúp vương triều Tây Sơn, Trần Văn Kỷ còn tổ chức cho dân đào kênh mương thủy lợi, mở đường, xây cầu và phát động phong trào trồng cây; mãi cho đến nay dân 2 làng Vân Trình - Siêu Quần và ở nhiều làng khác trong huyện Phong Điền vẫn còn truyền tụng. Hậu duệ của Trần Văn Kỷ ngày nay vẫn sinh sống tại hai thôn Vân Trình và Siêu Quần.

Hai ông Trần Thanh Hóa, trưởng thôn và Nguyễn Ngọc Bình, phó bí thư chi bộ kiêm trường công an thôn Siêu Quần cho biết theo như ghi chép trong hương ước của thôn, chính Quan Hầu Trần Văn Kỷ đã vận động dân Vân Trình và Siêu Quần khi mới lập làng trồng lộc vừng, mỗi người trồng 1 cây, làm vành đai bảo vệ thôn.

Ông gọi vành đai lộc vừng là “cái áo của làng”. Gần đây lộc vừng cổ thụ của thôn Vân Trình đã bị bán đi làm cây cảnh gần hết, nhưng thôn Siêu Quần trái lại vẫn một lòng bảo vệ tập đoàn cổ thụ quý báu này, mặc dù đôi khi cây vẫn bị đào trộm. Hiện nay trung bình 1 cây lộc vừng cỡ như cây ở Siêu Quần có giá từ 20 đến 60  triệu đồng.

M.C/PGS.TS Nguyễn Đình Hòe



(MTX)

Lượt xem: 1873

Các tin khác

Cụ Mít độc nhất thôn Khả Liễu, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(22/06/2025 11:39:PM)

Thêm 3 địa phương ở TP. Thủ Dầu một và TP. Bến Cát (Bình Dương) được công nhận Cây Di sản

(16/06/2025 09:18:AM)

Cây Điệp Phèo heo Trường THCS Phú Hòa được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(15/06/2025 10:03:PM)

Hinh ảnh Lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

(09/06/2025 08:02:AM)

Thêm ba cây cổ thụ của Thủ đô Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(07/06/2025 08:42:PM)

Cây Xoài đặc sản Yên Châu và cây Sấu khổng lồ bậc nhất tỉnh Sơn La được gắn bia Cây Di sản Việt Nam

(31/05/2025 08:36:PM)

Hình ảnh Lễ đón nhận bằng công nhận cây di sản Việt Nam của huyện Yên Châu

(31/05/2025 07:15:PM)

Sơn La: 5 loại cây được công nhận cây di sản tại Ngày hội xoài Yên Châu

(31/05/2025 09:08:AM)

Những cây đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam

(20/05/2025 05:29:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE