quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Thế giới tiếp tục phá kỷ lục về nhiệt độ, báo động đỏ cho khí hậu Trái đất

Thứ Năm, 09/05/2024 | 06:55:00 AM

Nhiệt độ nóng gay gắt trong tháng 4 vừa qua tiếp tục đánh tiếp lên một hồi chuông cảnh báo về sự nóng lên của Trái đất và những hệ lụy của nó. Đây là tháng thứ 11 liên tiếp Trái đất đã nóng lên hơn hẳn so với những năm trước

Cơ quan Chống Biến đổi Khí hậu Copernicus (Copernicus Climate Change Service - C3S) của Liên minh châu Âu công bố, thế giới vừa trải qua một tháng 4 nóng kỷ lục. Tháng 4/2024 vừa qua cũng là tháng thứ 11 liên tiếp trong chuỗi kỷ lục về nhiệt độ. Kể từ tháng 6/2023 trở đi, mỗi tháng đều được xếp hạng là tháng nóng kỷ lục so với cùng kỳ những năm trước. Đây là thông tin kết luận được theo dữ liệu ghi chép lại được của C3S từ năm 1940 và kiểm tra dữ liệu chéo

Tính đến tháng 4/2024, nhiệt độ trung bình của thế giới đã cao hơn 1,61 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp 1850 - 1900. Đây là mức cao kỷ lục trong 12 tháng vừa qua.

Thế giới tiếp tục phá kỷ lục về nhiệt độ, báo động đỏ cho khí hậu Trái đất - Ảnh 1
Mặt đất nứt nẻ vì nắng nóng.

Bên cạnh diễn biến cực đoan về nhiệt độ bầu khí quyển, nhiệt độ mặt nước biển cũng đạt mức cao kỷ lục. Điều này đã khiến các nhà khoa học phải tiến hành điều tra xem liệu có phải những hoạt động của con người chính là nguyên nhân gây ra bùng phát trong hệ thống khí hậu hay không.

Được biết, khí nhà kính thải ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch chính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, hiện tượng thời tiết El Nino tự nhiên trong những tháng gần đây đã làm nước biển phía Đông Thái Bình Dương ấm lên bất thường. Các nhà khoa học đã xác nhận biến đổi khí hậu đã gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan trong tháng 4/2024 vừa qua. Trong đó, phải kể tới đợt nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp toàn cầu.

Hayley Fowler, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Newcastle, Anh cho biết, thế giới đang sắp vi phạm mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015. Cô nhận định rằng, nhân loại đã thua trong trận chiến với khí hậu. Thế giới thực sự phải nghiêm túc giữ cho nhiệt độ Trái đất không nóng lên quá 2 độ C và phải giảm lượng khí phát t hải càng nhanh càng tốt.

Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015, các quốc gia đã cùng ký kết vào thỏa thuận giữ cho nhiệt độ Trái đất không vượt quá 1,5 độ C. Các nhà khoa học tin rằng, đây là mức nhiệt độ sẽ giúp cho Trái đất không bị nóng lên quá mức, từ đó tránh được những hậu quả nghiêm trọng như nắng nóng gay gắt gây chết người, thiên tai bao gồm hạn hán, lũ lụt... và sự mất cân bằng của hệ sinh thái. Các nhà khoa học cho biết, hiện nay mục tiêu không vượt quá 1,5 độ C đã không thể đạt được trên thực tế nữa nên đã kêu gọi các chính phủ tích cực cắt giảm lượng khí thải carbon nhanh hơn để tránh vi phạm mục tiêu.

Theo: Reteurs

Gia Tuệ

(Kinh tế môi trường)

Lượt xem: 397

Các tin khác

Lạng Sơn phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

(10/09/2024 06:48:AM)

Khu du lịch Tràng An, Bái Đính và Tam Chúc muốn mua lại cây xanh gãy đổ do bão Yagi

(09/09/2024 11:06:AM)

Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới

(09/09/2024 06:53:AM)

Thành phố Hồ Chí Minh khai thác tiềm năng tín chỉ carbon từ rừng ngập mặn Cần Giờ

(08/09/2024 08:05:AM)

Lâm Đồng: Cung cấp vật tư, hỗ trợ nông dân xử lý rác thải hiệu quả

(06/09/2024 07:06:AM)

Rừng ngập mặn - nguồn carbon xanh, góp phần giảm khí thải nhà kính

(05/09/2024 07:29:AM)

Mời tham dự và tham luận Hội thảo “Chính sách và mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại các đảo và khu vực ven biển theo Luật BVMT 2020”

(04/09/2024 09:30:AM)

Nơi lưu giữ hệ sinh thái nguyên sinh của Đồng Tháp Mười xưa

(01/09/2024 07:36:AM)

Hành trình phủ xanh hơn 27 hecta rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò

(30/08/2024 06:45:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE