quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TUỔI TRẺ VỚI MÔI TRƯỜNG

SỰ KIỆN BẢO TỒN CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Thứ Tư, 14/09/2011 | 02:49:00 PM

Nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, hội nhập quốc tế, đồng thời hưởng ứng Thập kỷ Đa dạng sinh học 2011 – 2020 và Năm quốc tế về Rừng 2011, sự kiện “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” đã được ra đời. VACNE trình bày một số thông tin cần thiết để tuổi trẻ cả nước cùng tham gia sự kiện bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng của Chương trình hợp tác giữa VACNE và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

 
I. TỔNG QUAN
Đã từ lâu, các tộc người ở Việt Nam có truyền thống giữ gìn và chăm sóc cây cổ thụ. Những cây cổ thụ ở đầu làng, bến nước, sân đình, chùa, đền, miếu…không chỉ đóng vai trò về văn hóa, lịch sử, tâm linh mà còn góp phần điều hòa khí hậu cho khu vực, trở thành biểu tượng cho cả vùng. Cây Đa Tân Trào (Tuyên Quang), cây Dã hương ngàn tuổi (Bắc Giang), rặng Ruối làng Đường Lâm (Sơn Tây) cây Nhãn tổ ở Phố Hiến (Hưng Yên), cây Thị (Ninh Bình, Huế), cây Dầu đôi (Nha Trang), cây Me (Bình Định), cây Sứ (TP Hồ Chí Minh), cây Đa (Kiên Giang),... là những ví dụ tiêu biểu.
Cư dân nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Thailand, Mianma, Nhật Bản, Slovakia, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ… cũng vậy. Họ đã tiến hành bảo vệ những cây cổ thụ và coi chúng như một loại Danh mộc Cổ thụ của đất nước. Tại Singapore từ năm 2001 “Kế hoạch Cây di sản” (Heritage Trees Scheme) có hiệu lực. Tất cả những cây được lựa chọn là Cây di sản sẽ được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, hội nhập quốc tế, đồng thời hưởng ứng Thập kỷ Đa dạng sinh học 2011 – 2020 và Năm quốc tế về Rừng 2011, sự kiện “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam” đã được ra đời. 
II. SỰ KIỆN BẢO TỒN CÂY DI SẢN VIỆT NAM
Tại Hội nghị “Bảo tồn Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn” tổ chức ngày 18 tháng 3 năm 2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã chính thức phát động sự kiện "Bảo tồn cây Di sản Việt Nam". Mục tiêu của hoạt động này nhằm khơi dậy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta, thiết thực bảo vệ những nguồn gen quý hiếm, góp phần tích cực bảo vệ, môi trường Việt Nam hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
1.   Tiêu chí Cây Di sản Việt Nam
Sau khi nghiên cứu tình hình trong và ngoài nước, Hội BVTN&MT Việt nam đưa ra các tiêu chí của Cây Di sản Việt Nam như sau:
A. Đối với cây tự nhiên
1)   Cây sống trên 200 năm
2)   Cao to hùng vĩ:
-  Cao trên 40m, chu vi trên 6m đối với cây gỗ đơn thân.
-  Cao trên 25m, chu vi trên 15m đối với các cây đa, si thuộc chi Ficus.
3)   Có hình dáng đặc sắc.
4)   Đặc biệt ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị văn hoá, lịch sử.
B. Đối với cây trồng
1)   Cây sống trên 100 năm
2)   Cao to hùng vĩ:
-  Cao trên 30m, chu vi trên 3,5m đối với cây gỗ đơn thân;
-  Cao trên 20m, chu vi trên 10 m, đối với cây đa, si thuộc chi Ficus.
3)   Có hình dáng đặc sắc.
4)   Đặc biệt ưu tiên các loài có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử.
C. Đối với các cây khác:
1)   Cây không đạt các tiêu chí kỹ thuật đã nêu, nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc lịch sử, hoặc văn hoá, hoặc mỹ quan.
2)   Cây cảnh độc đáo.
3)   Các cây gần đạt các tiêu chí nhóm A, B nêu trên nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc văn hoá, hoặc lịch sử, hoặc mỹ quan.
Xin lưu ý là: Chu vi cây đơn thân đo cách mặt đất 1,3m, chu vi cây có bạnh vè đo trên bạnh vè 20cm, chu vi các loài đa, si đo cả chu vi các rễ phụ.
Để có thể được xét chọn là Cây Di sản Việt Nam, chủ sở hữu/quản lý cần nộp đơn đăng ký theo mẫu của Hội, được Hội đồng Cây Di sản Việt Nam của Hội thẩm định, nếu đủ tiêu chuẩn thì báo cáo Lãnh đạo Hội. Trên cơ sở cân đối điều kiện thực hiện, Lãnh đạo Hội BVTN&MT Việt Nam ra quyết định công nhận và phối hợp với chủ sở hữu/quản lý tổ chức Lễ công nhận.
2. Hình thức vinh danh
-         Trang "Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam" tại Web www.vacne.org.vn, trong đó nêu rõ về lý lịch đại thụ được vinh danh cùng các thông tin cập nhật thường xuyên về sức khoẻ, tình hình quản lý bảo vệ Cây Di sản và các vấn đề liên quan.
-         Bia đá Công nhận đặt tại gốc Cây Di sản nêu rõ tên gọi Việt Nam, tên La tinh.
-         Xuất bản ấn phẩm "Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam" theo khả năng có thể.
-         Hội cùng cộng đồng địa phương, phối hợp bảo tồn các cây đã được công nhận.
III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐÃ TIẾN HÀNH
1. Đăng ký cây di sản
Ngày 18 tháng 3 năm 2010, VACNE đã chính thức phát động sự kiện "Bảo tồn cây Di sản Việt Nam" bên cạnh đó Ban Tổ chức đã đưa ra Tiêu chí Cây di sản và mẫu đơn đăng ký.
Ngay sau lễ phát động, rất nhiều đơn vị và cá nhân đã gửi đơn đăng ký đến Ban Tổ chức đề nghị công nhận Cây Di sản Việt Nam, đến nay đã có hàng trăm cây đăng ký.
Càng ngày Hội càng nhận được nhiều hồ sơ đăng ký.
2. Xét duyệt và tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản
Căn cứ trên hồ sơ và khảo sát thực tế, đến cuối tháng 7/2011 Hội đồng Cây Di sản của VACNE đã xét duyệt nhiều đợt, công nhận 91 cây cổ thụ đạt tiêu chuẩn “Cây Di sản Việt Nam”.
Lễ Công nhận cây di sản đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội đúng vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cho 9 cây Muỗn cổ thụ ở Đền Voi phục Thụy Khuê, Hà Nội. Trước giờ khai mạc, bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc Hội đã đến thắp hương và đánh giá cao sự kiện này.
Ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đến dự và phát biểu tại buổi lễ công nhận Cây di sản Việt Nam (lần thứ 2) do VACNE tổ chức cho cây Thị hơn 300 tuổi, trong khuôn viên nhà thờ họ Thân tại thành phố Huế.
Tất cả các buổi Lễ công nhận Cây di sản Việt Nam đều có các vị lãnh đạo và đại diện các cơ quan chức năng, các tổ chức hội và đông đảo cư dân trong vùng tới cổ vũ, hưởng ứng. Đặc biệt, có nhiều đại diện cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương tới đưa tin, quảng bá rộng rãi sự kiện này trên khắp cả nước, với bạn bè quốc tế.
       Trong tổng số 106 cây cổ thụ đạt tiêu chuẩn “Cây Di sản Việt Nam”có 87 cây đã được tổ chức lễ vinh danh.
Cụ thể:
-         9 cây muỗm cổ thụ đền Voi Phục, 261 đường Thụy Khuê - Hà Nội (Tổ chức Lễ công nhận ngày 5 tháng 10 năm 2010).
-         Cây Thị phái Thân Văn, làng Dương Xuân Hạ, phường Thủy Xuân, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế (Tổ chức Lễ công nhận ngày 5 tháng 11 năm 2010)
-         54 Cây Lim Đền Cao, Chí Linh, Hải Dương (Tổ chức Lễ công nhận ngày 25 tháng 2 năm 2011)
-         Cây Gạo Đền Mõ, Kiến Thụy, Hải Phòng (Tổ chức Lễ công nhận ngày 16 tháng 3 năm 2011)
-         Cây Thị, thôn Nhuận Tuấn, xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội (Tổ chức Lễ công nhận ngày 19 tháng 3 năm 2011)
-         18 cây Ruối cổ thụ ở Đường Lâm (Tổ chức Lễ công nhận ngày 22 tháng 4 năm 2011)
-         Cây Sa mu dầu hùng vĩ bậc nhất Việt Nam (đường kính thân 5,5 mét), có tuổi hơn 1.000 năm, cao 70 mét: ở thượng nguồn Khe Bu, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Tổ chức Lễ công nhận ngày 29 tháng 4 năm 2011)
-         Cây Nghiến Khu di tích Pác Bó (Làng Bó Bẩm, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng,tỉnh Cao Bằng) Tổ chức Lễ công nhận ngày 16 tháng 5 năm 2011.
-         Cây Nghiến nghìn tuổi ở bản Lũng Tủng, xã Kim Loan, huyện  Hạ Lang, Cao Bằng (Tổ chức Lễ công nhận ngày 17 tháng 5 năm 2011).
 

Ngoài những cây đã đạt chuẩn chưa tổ chức Lễ vinh danh, hiện nay Văn phòng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã nhận được hơn nhiều bộ hồ sơ cây cổ thụ ở nhiều địa phương trong cả nước gửi về, đề nghị chuyển tới Hội đồng để xét công nhận là cây Di sản Việt Nam.
 
 
3. Kết quả bước đầu sau Lễ công nhận
Những thông tin đầu tiên cho thấy, sau khi tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam, đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực. Ở quy mô cả nước, sự hưởng ứng của cộng đồng ngày càng mở rộng. Đến nay, các địa phương có đăng ký cây di sản gồm 12 tỉnh thành là Cao Bằng, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Bình Định. Đứng tên đăng ký là Ủy ban Nhân dân thị xã, huyện, các Sở, các Ban Quản lý di tích, các dòng họ và cá nhân. Các loại cây cũng rất đa dạng, phong phú, số lượng đã đăng ký không hề nhỏ.
Đối với các cây được vinh danh người dân ngày càng quan tâm bảo vệ. Số lượng người đến thăm viếng ngày càng tăng, bao gồm cả khách nước ngoài. Hội BVTN&MT Việt Nam và các chủ quản lý thường xuyên có trao đổi về tình trạng cây. Hội đã mời được một số chuyên gia trong và ngoài nước khảo sát, chẩn bệnh và xử lý bệnh cho một số cây. Một số tổ chức quốc tế bắt đầu chú ý, đặc biệt có chuyên gia lâm nghiệp nước ngoài sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật chống sét cho cây.
Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam đang phát triển vững chắc.
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ:
Văn phòng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 9, Khách sạn Công đoàn, 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.39420280
Fax: 04.39420279
Email: vn@vacne.org.vn
Website: www.vacne.org.vn
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2011
 
 
 

Mẫu đăng ký Cây Di sản Việt Nam
 
I- THÔNG TIN CHUNG:
1- Tên cây thường gọi: ............................................................................................
2- Tên địa phương:..................................................................................................
3- Tên khoa học (nếu biết): .....................................................................................
4- Thuộc họ (nếu biết):
5- Địa chỉ nơi có cây: Thôn, Đường phố: ................  Xã (Phường): ......................
.Huyện (Quận): ………………………… Tỉnh (thành phố):............................... ...
6- Tọa độ địa lý (nếu có):
    Vĩ độ: ..........................................Kinh độ: .......................................
II- THÔNG TIN CHI TIẾT:
1- Tuổi cây:
2- Cách xác định tuổi: .............................................................................................
3- Chỉ tiêu đo đếm:                                                                                                  
4.1- Chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3m
Chu vi: ............    m                     Tính ra đường kính  ............  m
4.2- Chiều cao cây: ............ m
4- Đặc điểm hình thái:
 
 - Cây đứng:   o               Một thân o                   Hai hay nhiều thân o
 
 - Cây nghiêng: o            Hướng nghiêng  o           Góc nghiêng o
 - Bạnh vè (nếu có): Chu vi bạnh vè   ............   m
5- Hiện trạng của cây (Tốt hoặc bị sâu bệnh, hư hại):
..................................................................................................................................
6- Giá trị về mặt văn hóa, lịch sử: ...........................................................................
...................................................................................................................................
III- THÔNG TIN KHÁC:
1- Ít nhất một ảnh mầu hoặc đen trắng cỡ nhỏ nhất là 10x15
2. Các tài liệu nghiên cứu khác về cây đề xuất (nếu có)
                                                                                    Ngày đăng ký
                                              Người đăng ký ( Ký và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc
                                                                      (nhà ở/cơ quan/Fax, Email, Tel)
 
 
Một số hình ảnh Lễ Công nhận Cây Di sản ở Việt Nam

 
Lễ công nhận 9 cây Muỗm – Đền Voi Phục (Thụy Khuê – Hà Nội)



 Lễ công nhận Cây Thị - Nhà thờ họ Phái Thân Văn (Huế)

 Lễ công nhận 54 cây Lim ở Đền Cao (Hải Dương)

 
 Lễ công nhận Cây Gạo ở Kiến Thụy (Hải Phòng)
 
 
 
 Lễ công nhận 18 cây Ruối Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội)
 
Lễ công nhận Cây Thị nghìn tuổi thôn Nhuận Trạch, Ba Vì, Hà Nội

 Lễ công nhận Cây Nghiến ở Pác Pó (Cao Bằng)
 
Lễ công nhận cây Nghiến ở bản Lũng Túng, Kim Lang, Hạ Lang, Cao Bằng
 
 
 
Lễ công nhận cây Sa mu dầu ở VQG Pù Mát (Nghệ An)
 
 

Lượt xem: 1667

Các tin khác

Cô gái trẻ mơ khắc chế thiên tai

(27/03/2015 10:10:AM)

6 chuyến đi, hàng nghìn cây số và nhiều điều trăn trở

(25/11/2014 05:22:PM)

"Xin rác" bảo vệ môi trường

(28/08/2014 08:29:AM)

Những người trẻ tập làm kinh tế xanh

(03/12/2012 10:20:AM)

Mang thông điệp bảo vệ môi trường của trẻ em tới cộng đồng

(12/11/2012 04:39:PM)

Biểu diễn rối tại trường tiểu học giáo dục học sinh về biến đổi khí hậu

(09/11/2012 08:06:AM)

“Thầy trò & làng không rác”

(08/11/2012 07:37:AM)

“Hãy viết thư để nói tại sao nước là quý ”

(06/11/2012 06:49:PM)

CLB sống xanh - mô hình bảo vệ môi trường độc đáo

(31/10/2012 06:57:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE