quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CÂY DI SẢN VIỆT NAM

Một ngày: có 13 cây cổ thụ được đề nghị tôn vinh là Cây Di sản

Thứ Sáu, 18/06/2010 | 03:04:00 PM

Chị Phạm Bích Thủy, cán bộ Văn phòng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết: riêng ngày 17/6/2010 đã nhận được 13 hố sơ về những cây cổ thụ trên địa bàn: Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Nam gửi tới đăng ký, đề nghị các cơ quan chức năng công nhận là cây Di sản Việt Nam và cần nhanh chóng bảo vệ nghiêm ngặt.

 

 

 



Ông Vũ Văn Dũng, thay mặt sư thầy trụ trì chùa Viên Giác, phường Cầm Phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã đăng ký cây Sộp (cây đa), có tuổi cây 170 năm (được trồng cùng với một cây đa nữa từ năm 1841, khi chùa chuyển từ bên kia sông Thu Bồn về). Cây đa này có nhiều thân, chu vi 17 m, cao 25 m, vẫn phát triển xanh tốt, nhưng bị ảnh hưởng do tường xây. Ngoài giá trị thẩm mỹ, cảnh quan môi trường, cây đa này còn có giá trị về văn hóa - lịch sử. Hiện nay đã có một bài thơ khá hay của một phật tử dành cho cây đa này.

Ngoài ra, ông Vũ Văn Dũng cũng có một bài giới thiệu khá kỹ lưỡng về cây đa hơn 300 tuổi trong khuôn viên tòa soạn báo Nhân dân, sát hồ Hoàn Kiếm Hà Nội. Theo tác giả: “Đây đúng là một cây cổ thụ vì chu vi thân của nó khoảng 20m, cao trên 30m với tán xoè rộng, hình ô. Cây có trên 10 cành, đường kính 40-80cm, toả rộng tới 20m, tạo thành một tán là khổng lồ che phủ gần kín cả khuôn viên. Riêng cây đa này đã tạo thành một sinh cảnh riêng cho một số loài chim thú. Thật đặc biệt, tại trung tâm của Thủ đô mà có chỗ sinh sống cho một số loài động vật như chồn, sóc và tắc kè. Đến mùa cây có quả, hàng đàn chim bay đến để ăn quả đa chín mọng. Theo điều tra của các nhà lâm học thuộc Viện Điều tra Qui hoạch rừng: cây được trồng cạnh chùa Báo Thiên xây dựng cách đây hơn 300 năm. Sau này, ngôi chùa bị tàn phá, nhưng cây vẫn được giữ lại cho đến ngày nay vì dáng đẹp.

Cùng ngày, văn phòng VACNE đã nhận được hồ sơ “cây Thị nghìn tuổi”, mọc ở thôn Nhuận Tuấn, do ông Nguyễn Văn Mẫn, trưởng thôn Nhuận Trạch (cùng ở xã Vạn Thắng) huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đăng ký xin được công nhận là cây di sản. Cây cao 32 m, có đường kính thân tới 12,25 m (chu vi bạnh vè tới 15 m).Theo các cụ già địa phương cho biết, cây Thị này đã hơn 900 tuổi, tương truyền: cây này được trồng cạnh ngôi miếu cổ ở làng Mơ chùa (Nhuận Tuấn ngày nay) để thờ thần Linh lang con vua lý Thánh Tông (1023-1072). 

Đặc biệt, ông Nguyễn Như Xuyên, Chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường và Sinh vật cảnh tỉnh Ninh Bình cho biết: tới nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã xác định được 513 cây cổ thụ, trong đó có 374 câydo tỉnh trực tiếp quản lí. Đặc biệt, có 10 cây cổ thụ gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh, đã được Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam xác định chính xác tuổi (bằng phương pháp khoan lấy phôi, tính vòng năm). Đó là:

                 1 - Cây lộc vừng trên đại lộ Đinh Tiên Hoàng trước nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình cỏ 195 năm tuổi. Đây là một cây cao to đẹp hiếm thấy., đã gắn liền với di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bến, thời vua Lê Đại Hành.

                2 - Cây đa đền Phương Đình (Ninh Sơn,Thành phố Ninh Bình), thân hình nay không còn, Viện khoa học lâm nghiệp xác định 579 năm(sai số 30 năm)song phải thấy đây là cây đa rất to với bộ rễ phụ hàng chục chiếc mà các cụ xưa truyền lại là có từ thời Vua Đinh dẹp loạn 12 xứ quân. Đây là một cây Đa của rừng tự nhiên còn sót lại gắn liền với chiến tích chống thực dân Pháp, là nơi bảo vệ và hội họp của các chiến sĩ quân báo, du kích, hồi chống thực dân Pháp trong 9 năm kháng chiến trường kì 1945 - 1954.

                 3 - Cây đa chùa Phi Đế (Thôn Miễu 2, xã Khánh An, Yên Khánh) 145 năm tuổi, là một cây đa rất đẹp, bề thế bên ngôi chùa cổ kính, biểu tượng của làng, xã đã từng chứng kiến nhiều sự kiện văn hóa chính trị diễn ra dưới gốc đa làng.

                4 - Cây đa đền Dâu đích thực là một cây đa tự nhiên của rừng được xếp loại đặc biệt quý hiếm cả về tuổi hình dáng và giá trị cảnh quan lịch sử. Cây đa có tuổi thọ 387 năm thuộc thị xã Tam Điệp, nơi đây mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789 quân sĩ Quang Trung lên đường tiến quân về Thăng Long tiêu diệt quân Thanh, bóng đa đã là "Mái nhà xanh" để quân sĩ nghỉ ngơi.

               5 - Cây đa đình làng Lưu Phương huyện Kim Sơn 202 năm tuổi có thể còn ở tuổi cao hơn vì năm 1829 Nguyễn Công Trứ mới khẩn khoang lập làng xã là một dải đất khẩn khoang mới thành. Vì người khai hoang có thể trồng trên những vệt đất đắp cao để làm cây che nắng. Còn đình thì phải mấy chục năm sau có khi hằng trăm năm khi dân đông đúc mới xây dựng được.

              6 - Cây bồ đề Tiên Nông_ cổng trường THPT Yên Mô B là một cây đẹp và gắn liền truyền thuyết: Quang Trung đã cùng quân sĩ  nghỉ ăn cơm tại gốc đa này. Cơm được gói bằng mo cau, ăn xong mo để lại tai đây, sau dân gọi là Bến Mo.

             7 - Cụm Lim xanh thôn Bích Sơn_Gia Vân là dạng đạ thụ điển hình gồm 6 cây bên ngôi miếu làng, thờ thành Hoàng làng. Đây là cây cho gỗ tốt và cây phải có độ tuổi từ 200 năm trở lên mới cho gỗ tốt sử dụng. Do đó cây có thể sống và phát triển lâu hàng nghìn năm .

                8 - Cây Thị động Thiên Tôn_thuộc xã Ninh Mỹ- Hoa Lư nay là thị trấn Thiên Tôn. Tuổi cây được xác định là 143 năm. Là một cây đã gắn liền với lịch sử thời Đinh Lê. Khi vua Đinh lên ngôi Động Thiên Tôn thờ Thần Trấn Vũ Thiên Tôn. Đến An Quốc là do vua Đinh Tiên Hoàng đổi tên và cho sửa chùa đền cây thị đứngtrong một khung cánh đền động nổi tiếng.

               9 & 10 - Cây bàng và cây Thị chùa Hưng Long- phường Tân Thành - Thành Phố Ninh Bình- cây thị 502 năm tuổi, cây bàng 222 năm tuổi.

Đây là một trong những cây đại cổ thụ, lại ở ngay thành phố Ninh Bìnhcangf làm nổi bật hướng xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp để trong tương lai trở thành Thành phố du lịch, văn minh, hiện đại. 

         Như vậy là trong một ngày, đã có 13 “Cụ cây” được đề nghị xem xét, để xếp vào danh sách Cây Di sản Việt Nam./.

 

PV

Lượt xem: 2504

Các tin khác

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(12/12/2024 12:55:PM)

Bốn cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở An Dương (Hải Phòng) được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(05/12/2024 06:57:PM)

Cận cảnh lim xanh gần 700 tuổi được người dân coi là báu vật tâm linh ở Thanh Hóa

(05/12/2024 11:18:AM)

Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(03/12/2024 02:28:PM)

Lễ đón nhận danh hiệu cây Di sản và xác lập kỷ lục sân chim Hòn Trứng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo

(29/11/2024 11:04:AM)

Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận thêm 24 Cây Di sản

(29/11/2024 07:09:AM)

Quần thể cây di sản ở Bình Dương đẹp lãng mạn vào mùa thay lá

(28/11/2024 04:22:PM)

Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc

(24/11/2024 11:59:PM)

Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm

(21/11/2024 05:39:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE