quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TUỔI TRẺ VỚI MÔI TRƯỜNG

Dệt 'áo xanh' cho rừng Tây Bắc

Thứ Hai, 26/03/2012 | 02:24:00 PM

Tôi là một kỹ sư nông nghiệp ở miền xuôi lên công tác tại một tỉnh vùng cao Tây Bắc từ năm 2003. Tây Bắc là nơi sinh sống của phần lớn các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, H’Mông...

 



Đời sống kinh tế ở các tỉnh Tây Bắc còn gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp và phụ thuộc rất nhiều vào rừng như: nguồn lâm sản ngoài gỗ, khai thác nguồn tài nguyên từ rừng, phá rừng lấy đất làm nương canh tác nông nghiệp, chặt rừng lấy củi, gỗ để bán kiếm tiền mua gạo, lương thực.

Khu vực Tây Bắc gồm 4 tỉnh miền núi, trung du phía Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.737.670 ha, chiếm 11,5 % diện tích cả nước. Trong đó diện tích rừng và đất đồi núi quy hoạch phát triển lâm nghiệp là 2.804.444 ha, chiếm 75% diện tích tự nhiên. Tây Bắc là vùng núi cao, dốc nhất Việt Nam. Đây cũng là vùng đầu nguồn của các hệ sông lớn như sông Đà, sông Mã… có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước. Hệ thống rừng nơi đây là mái nhà xanh có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thủy điện; phòng chống lũ lụt, đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội.

Theo báo cáo của ngành lâm nghiệp từ năm 2000 đến năm 2008, tỷ lệ che phủ của rừng vùng Tây Bắc liên tục tăng từ 26,97 % (năm 2000) lên 39,49% (năm 2005) và 41,32% (năm 2008). Tuy nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp; cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, các cơ sở hạ tầng phục cuộc sống người dân…) còn nhiều khó khăn; mặt bằng dân trí thấp… đã ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp của vùng. Thực trạng cho thấy, diện tích các đồi trọc, đất trống và đất do người dân phá rừng làm nương canh tác ngô, sắn… trên các tỉnh Tây Bắc rất lớn. Diện tích này cứ lan rộng theo tỷ lệ tăng trưởng dân và nhu cầu mưu sinh của họ. Đây là một vấn đề khiến các cơ quan quản lý Nhà nước gặp khó khăn trong việc bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng Tây Bắc.

Gìn giữ màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Ảnh minh họa

Việc canh tác nông nghiệp của người dân (đốt nương, dọn dẹp nương rẫy trong những tháng mùa khô) là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến cháy rừng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại nhưng chưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc vấn đề này. Mặt khác do sự phát triển kinh tế nên một số ngành công nghiệp như điện (nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Nậm Chiến, Suối Sập (Sơn La), Huổi Quảng, Bản Chát (Lai Châu), khoáng sản Niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), xi măng… cũng đã phá đi một số diện tích rừng làm nơi khai khác.

Diện tích rừng bị tàn phá trầm trọng khiến lũ lụt, thiên tai, lũ quét và sạt nở đất đá luôn xảy ra ở vùng Tây Bắc. Một câu hỏi được đạt ra là ý thức của con người? các giải pháp phát triển kinh tế bền vững như thế nào cho phù hợp với điều kiện và người dân ở vùng Tây Bắc?

Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần giúp người dân biết tìm ra sinh kế bền vững: biết canh tác bền vững trên nương rẫy. Ngoài ra, người dân nên đổi mới cách chăn nuôi, quy mô hộ hoặc trang trại nhỏ hiệu quả; phát triển tốt tiềm năng các cây lâm sản ngoài gỗ như các nguồn cây thuốc, cây đặc sản của Tây Bắc và khai thác tốt tiềm năng du lịch sinh thái tại Tây Bắc… Vì một trái đất xanh, chúng ta nên dệt cho đất tấm áo màu xanh từ các chất liệu của tình yêu cuộc sống.

Lê Văn Hà

(Vnexpress)


Lượt xem: 1368

Các tin khác

Cô gái trẻ mơ khắc chế thiên tai

(27/03/2015 10:10:AM)

6 chuyến đi, hàng nghìn cây số và nhiều điều trăn trở

(25/11/2014 05:22:PM)

"Xin rác" bảo vệ môi trường

(28/08/2014 08:29:AM)

Những người trẻ tập làm kinh tế xanh

(03/12/2012 10:20:AM)

Mang thông điệp bảo vệ môi trường của trẻ em tới cộng đồng

(12/11/2012 04:39:PM)

Biểu diễn rối tại trường tiểu học giáo dục học sinh về biến đổi khí hậu

(09/11/2012 08:06:AM)

“Thầy trò & làng không rác”

(08/11/2012 07:37:AM)

“Hãy viết thư để nói tại sao nước là quý ”

(06/11/2012 06:49:PM)

CLB sống xanh - mô hình bảo vệ môi trường độc đáo

(31/10/2012 06:57:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE