Chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường giữa Trung Hội LHTN Việt Nam và Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Ngày 13 tháng 3 năm 2011 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức ký Chương trình Liên tịch Về việc phối hợp tổ chức các hoạt động của thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011- 2016.
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỊCH
TRUNG ƯƠNG HỘI LHTN VIỆT NAM VÀ
HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VN
Số: /2011/HLHTNVN-HMTg
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2011
|
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỊCH
Về việc phối hợp tổ chức các hoạt động của thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011- 2016
- Căn cứ Điều lệ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam;
- Căn cứ Điều lệ Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam;
- Căn cứ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trung Hội LHTN Việt Nam và Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội Môi trường Việt Nam) thống nhất ký ban hành Chương trình liên tịch về việc “ Phối hợp tổ chức các hoạt động của thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011- 2016” như sau:
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ và hành vi của hội viên, thanh niên và thiếu nhi về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức các hoạt động nhằm động viên thanh niên xung kích, đi đầu tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các hoạt động : nghiên cứu, truyền thông, giáo dục và phát động phong trào của hai tổ chức từ Trung ương đến cơ sở nhằm động viên đông đảo thanh niên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Duy trì tổ chức các hoạt động của hai tổ chức một cách thường xuyên và có hiệu quả.
II - NỘI DUNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG
1. Tăng cường công tác truyền thông về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho thanh niên:
- Nghiên cứu, xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu, các ấn phẩm liên quan đến chính sách, pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để đưa vào nội dung tuyên truyền, tập huấn, giáo dục và sinh hoạt của các cấp Hội trên toàn quốc; đưa các nội dung về bảo vệ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thành các trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của các cấp Hội; nâng cao hiểu biết, xây dựng ý thức, trách nhiệm trong việc khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, gìn giữ và bảo vệ môi trường sống, ứng phó với biến đổi khí hậu trong mỗi hội viên, thanh niên.
- Nghiên cứu, xây dựng các phương thức, mô hình và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với từng đối tượng hội viên, thanh niên; xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên là cán bộ của hai Hội có đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và thông tin về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong các trường học, trên địa bàn sinh sống, ở từng cụm dân cư, thôn, xóm, làng, bản.
2. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về truyền thông, giáo dục và phát đông phong trào thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho đội ngũ cán bộ của Đoàn, Hội, Đội các cấp.
3. Phối hợp thực hiện các chương trình và hoạt động liên tịch sau :
3.1. Chương trình thanh niên nông thôn tham gia xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp.
- Ký cam kết của các cơ sở Hội LHTN Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ dòng sông quê hương.
- Xây dựng phong trào bảo vệ môi trường nông thôn và xây dựng xã/phường/thị trấn Xanh - Sạch – Đẹp.
- Tổ chức các đội thanh niên nông thôn tự quản bảo vệ môi trường, thanh niên xung kích thu gom và xử lý rác và các đội hoặc hợp tác xã thanh niên thu gom rác thải ở nông thôn.
3.2. Thanh niên xung kích, đi đầu bảo vệ Cây Di sản Việt Nam.
- Phát động phong trào thanh niên tham gia sự kiện “Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam”.
- Khuyến khích các chi Hội Thanh niên và thanh niên phát hiện, đưa vào danh sách bình chọn, tôn vinh và chăm sóc Cây Di sản Việt Nam.
3.3. Xây dựng, duy trì và phổ biến các mô hình về thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Mô hình truyền thông có hiệu quả trong các đối tượng thanh niên.
+ Mô hình sử dụng tiết kiệm năng lượng ở nông thôn và hải đảo.
+ Mô hình sử dụng hợp lý phân bón, thuốc trừ dịch hai và thuôc kích thích sinh trưởng.
+ Mô hình xây dựng nông thôn Xanh - Sạch - Đẹp.
+ Mô hình Thanh niên xung kích phòng chống cháy rừng.
+ Mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở nông thôn, hải đảo.
3.4. Tổ chức xuất bản các ấn phẩm sau :
- Mở chuyên mục “Thanh niên với môi trường” trên Trang Website của Hội Môi trương Việt Nam và Cổng Thông tin của Trung ương Đoàn.
- Biên soạn và xuất bản một số đầu sách sau :
+ Tài liệu thanh niên với môi trương ( lý luận và thực tiễn)
+ Thanh niên với biến đổi khí hậu.
+ Các loại sách về mô hình và các điển hình thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ dòng sông quê hương.
+ Tài liệu Hội LHTN Viêt Nam tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường và Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Các ấn phẩm truyền thông và tập huấn khác.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức cơ sở Hội và hội viên, thanh niên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
III – PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Trách nhiệm của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
1.1. Thường xuyên cung cấp thông tin về thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổ khí hậu để Hội Môi trường Việt Nam đưa vào chuyên mục “ Thanh niên với môi trường” trên trang Wesite của Hội.
1.2. Phối hợp với Trung ương Hội Môi trường Việt Nam trong việc nghiên cứu, xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu, các ấn phẩm liên quan đến chính sách, pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đưa các nội dung này thành các trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của các cấp Hội; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp về các nội dung liên quan đến khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ dòng sông quê hương.
1.3. Xây dựng đội ngũ “tuyên truyền viên” để thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và thông tin về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phối hợp với Hội BV Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nghiên cứu, xây dựng hình thức, mô hình và tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.4. Thành lập và tổ chức có hiệu quả hoạt động của các đội “tình nguyện xanh” và đội “thanh niên xung kích”. Tăng cường quản lý, chỉ đạo kiện toàn đội ngũ cán bộ của Hội các cấp phụ trách công tác bảo vệ môi trường.
1.5. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và thông tin về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức các cuộc thi sáng tạo về các mô hình khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ nguồn nước, xử lý, giảm thiểu và tái sử dụng, tái chế chất thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát minh và sử dụng nguồn năng lượng sạch, thân thiên với môi trường; tổ chức thường xuyên các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch, hành động thiết thực ứng phó với biến đổi khí hậu. Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Hội thường xuyên tổ chức các hoạt động của chương trình “Thanh niên tham gia bảo vệ dòng sông quê hương”, coi đây là trọng tâm trong hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
Tổ chức các hoạt động cao điểm với các hình thức phù hợp vào các dịp:
- Tổ chức Tết trồng cây vào dịp Tết Âm lịch hàng năm;
- Ngày Đất ngập nước thế giới (ngày 02 tháng 02 hàng năm);
- Ngày Nước thế giới (ngày 22 tháng 3 hàng năm);
- Ngày Khí tượng thế giới (ngày 23 tháng 3 hàng năm);
- Ngày Trái đất (ngày 22 tháng 4 hàng năm);
- Hoạt động hưởng ứng tuần lễ quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường: từ ngày 29/4 đến ngày 5/6 hàng năm;
- Hưởng ứng ngày đa dạng sinh học và ngày môi trường thế giới: từ ngày 25/5 đến ngày 5/6 hàng năm;
- Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn: Từ ngày 1/9 đến ngày 30/9 hàng năm.
1.6. Phát động và chỉ đạo thực hiện phong trào và các mô hình thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hàng năm tổng kết, đánh giá và làm tôt công tác thi đua khen thưởng các điển hình tiên tiến.
1.7. Cử cán bộ tham gia vào Ban chỉ đạo thực hiên Chương trình liên tịch với Hội Môi trường Việt Nam.
2. Trách nhiệm của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
2.1. Thông tin về các hoạt đông của Hội để Trung ương Hội LHTN Việt nam biên tập và đưa lên Cổng thông tin của Trung ương Đoàn và trang Wesite của Hội.
2.2. Nghiên cứu các mô hình tiên tiến của thanh niên tham gia bảo vệ môi trường. Biên soạn các tài liệu truyền thông, giáo dục và xây dựng mô hình để phổ biến trong các cấp của Hôi LHTN Việt Nam.
2.3. Chủ trì hướng dẫn các cấp Hôi LHTN Việt Nam tham gia phát hiện và đăng ký Cây Di sản Việt Nam, tham gia bảo tồn cây Di sản Việt Nam. Thực hiện việc xét duyệt và trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho các cây đủ tiêu chuẩn.
2.4. Cử chuyên gia tham gia vào các hoạt động của Hội LHTN Viêt Nam và chuyên gia tham gia giảng bài cho các lớp tập huấn và chấm các cuộc thi của Hội LHTN Việt Nam.
2.5. Chủ trì tổ chức các cuộc “Đạp xe truyền thông môi trường” của thanh niên và sinh viên và các hoạt động tình nguyện khác.
Phối hợp tổ chức các hoạt động cao điểm với các hình thức phù hợp vào các dịp tổ chức Tết Trồng cây, các ngày lễ về môi trường quốc tế và quốc gia và các sự kiện khác liên quan đến bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.6. Chủ trì và phối hợp tổ chức Cuộc thi quốc gia “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” cho lứa tuổi học sinh, các cuộc thi sáng tạo của tuổi trẻ về bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu và về bảo tồn Cây Di sản Việt Nam.
2.7. Cử cán bộ tham gia vào Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình liên tịch với Hội LHTN Việt Nam.
IV- TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Hội LHTN Việt Nam và Hội Môi trường Việt Nam chỉ đạo các cấp bộ Hội tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình liên tịch đã ký; định kỳ 6 tháng, một năm xây dựng báo cáo kết quả thực hiện gửi về Hội LHTN Việt Nam và Hội Môi trường Việt Nam.
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình liên tịch do lãnh đạo Hội LHTN Việt Nam làm Trưởng ban, lãnh đạo Hội Môi trường Việt Nam làm Phó trưởng Ban, thành viên Ban chỉ đạo là đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc của hai Hội.
2. Hội LHTN Việt Nam và Hội Môi trường Việt Nam thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin, định kỳ 6 tháng làm việc liên tịch để giải quyết các vướng mắc, tồn tại và phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình liên tịch; hàng năm tổ chức họp sơ kết, đánh giá quá trình thực hiện và xây dựng kế hoạch thực hiện cho những năm tiếp theo.
3. Hội LHTN Việt Nam giao cho Ban Thanh niên Nông thôn và Hội Môi trường Việt Nam giao cho Ban Truyền thông môi trường là đơn vị đầu mối tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình liên tịch; hàng năm dựa vào các hoạt động cụ thể để phối hợp xây dựng Kế hoạch hoạt động chi tiết về các nội dung, chương trình và kinh phí thực hiện Chương trình liên tịch, thống nhất vào tháng 10 của năm.
4. Căn cứ vào Chương trình liên tịch, các cấp của hai Hội nghiên cứu cụ thể hoá việc thực hiện cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị, cơ sở Hội.
5. Hai Hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiên Chương trình liên tich, kịp thời phát hiện các mô hình và điển hình thanh niên tiên tiến để nghị các cấp khen thưởng.
6. Nghị quyết liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cấp của hai Hội phản ánh về Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Trung ương Hội Môi trường Việt Nam để kịp thời giải quyết./.
TM HỘI LHTN VIỆT NAM
PHÓ CHỦ TỊCH
ThS. Phạm Huy Giang
|
TM HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
GS. TSKH . Phạm Ngọc Đăng
|
Nơi nhận :
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (để b/c)
- Bí thư Thứ nhất BCH Trung ương Đoàn (để b/c)
- Chủ tich, các Phó Chủ tich Liên hiệp các Hội KH&KTVN (để b/c)
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch của Hội LHTN Việt Nam
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội Môi trường VN
- Các cấp của Hội LHTNVN và Hội BVTN&MTVN
- Lưu VP Trung ương Hội LHTNVN và Ban Thanh niên Nông thôn
- Lưu VP Hội BVTN&MTVN và Ban Truyền thông Môi trường.