Vietnamese English
Voi hoang dã Việt Nam giảm 95% sau 40 năm

12/16/2016 8:43:00 AM

Trong vòng 8 năm (2009 – 2016), đã có ít nhất 23 cá thể voi rừng bị chết, so với con số ước tính tổng đàn chiếm khoảng 25%, gần 75% trong số voi chết là voi con dưới một tuổi.

Ngày 14/12, WWF Việt Nam và Vườn Quốc gia Yok Don (VQGYD) đã cam kết Kế hoạch Hành động Khẩn cấp Bảo tồn Voi rừng Yok Don giai đoạn 2016 - 2020. Kế hoạch tập trung đẩy mạnh thực thi pháp luật và giảm thiểu mâu thuẫn voi - người dựa trên hiểu biết về tập tính di chuyển theo mùa của voi và sinh kế thân thiện cho người dân.

 
Quần thể voi hoang dã ở Việt Nam, đã giảm khoảng 95% sau 40 năm
 
Kế hoạch này mở đầu cho một loạt các khóa tập huấn cho cán bộ kiểm lâm vườn về Tác nghiệp hiên trường và Thực thi pháp luật cơ bản theo tiêu chuẩn Kiểm lâm châu Á, Theo dõi da dạng sinh học bằng bẫy ảnh do WWF-Việt Nam hỗ trợ thực hiện.
Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, quần thể voi hoang dã ở Việt Nam đã giảm khoảng 95% sau 40 năm (1975 - 2015).  Riêng ở Đắk Lắk, trong vòng 8 năm (2009 – 2016) đã có ít nhất 23 cá thể voi rừng bị chết, so với con số ước tính tổng đàn chiếm khoảng 25%, gần 75% trong số voi chết là voi con dưới một tuổi.  
 
Nạn buôn bán trái phép nhưng công khai các sản phẩm ngà voi, lông đuôi voi, da voi, đế chân voi ở các trung tâm du lịch, các quầy bán hàng lưu niệm trên toàn tỉnh và sân bay Buôn Mê Thuột cũng là một đe dọa đối với voi rừng Yok Don. Voi đực bị săn trộm lấy ngà ảnh hưởng đến cơ cấu đàn, ảnh hưởng đến tập tính của cả đàn và về lâu dài voi sẽ tự tuyệt chủng. Các hoạt động phát triển và sinh kế trên lâm phần của các công ty lâm nghiệp vốn là hành lang di chuyển của voi cùng vấn đề di dân tự do đang đẩy mâu thuẫn voi – người ở Đăk Lắk ngày càng thêm căng thẳng.  
 
WWF đã cùng vườn quốc gia York Đôn xây dựng Kế hoạch Khẩn cấp Bảo tồn Voi rừng Yok Don giai đoạn 2016 - 2020.Trong kế hoạch dài hạn, WWF - Việt Nam sẽ cùng Vườn Quốc gia Yok Don đẩy mạnh hợp tác bảo tồn với Rừng đặc dụng Mondulkiri của Cam-pu-chia để bảo tồn toàn diện đa dạng sinh học của toàn vùng cũng như bảo vệ các đàn voi rừng di chuyển qua các hành lang xuyên biên giới của chúng.
 

Phương Anh (baotainguyenmoitruong.vn)

Lượt xem : 1757