Vietnamese English
Trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của vtv1

10/3/2024 8:47:00 AM

Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

        


Tiến sĩ Trần Văn Miều và MC Lan Chi (Ảnh: Tư liệu của VTV1).


Dưới đây là nội dung buổi trao đổi:


Lan Chi – Câu hỏi 1:
Việt Nam đã có quy định từ năm 2013 về danh mục các sản phẩm điện và điện tử thải bỏ cần được thu hồi và xử lý. Đến nay việc thu gom rác thải điện tử ở Việt Nam đang được tiến hành như thế nào?


TS. Trần Văn Miều:
Chúng ta đã biết, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50, ngày 09/8/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Tính đến nay, Quyết định đã được ban hành trên 11 năm và có hiệu lực trên 9 năm. Mặt khác, Quyết định 50 ban hành trước khi Quốc hội thông qua Luật BVMT năm 2014, nhất là Luật BVMT năm 2020 đã có những quy định về thu gom, lưu dữ, vận chuyển và xử lý chất thải điện tử (CTĐT).


Tôi cho rằng, đến nay về quản lý CTĐT còn có những bất cập. Đó là:

 - Việc thu gom, lưu dữ, vận chuyển, xử lý CTĐT còn nhỏ lẻ, phần lớn do tư nhân thực hiện;

          - Hiện tại có 3 nguồn thải ra CTĐT: (1) Dòng thải thiết bị điện tử gia dụng thải từ các hộ gia đình và thiết bị điện; (2) Dòng thải từ thiết bị điện tử thải từ các văn phòng; (3) Dòng CTĐT công nghiệp từ các nhà máy sản xuất điện - điện tử;

- Các làng nghề và hộ tư nhân xử lý CTĐT chủ yếu mới thu kim loại màu và đen, các loại nhựa thông thường. Còn lại bóng đèn hinh có chứa trì, nhựa không cháy và bảng mạch điện tử, chủ yêu được thu gom để xuất khẩu;

- Việc thu gom CTĐT chủ yếu do cá nhân đi đến các hộ gia đình và văn phòng để thu gom. Còn các điểm thu gom của các doanh nghiệp sản xuất điện – điện tử có rất ít ở cộng đồng dân cư nông thôn và đô thị.


Lan Chi – Câu hỏi 2:
Việc thu hồi và xử lý rác thải điện tử ở Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn nào?


TS. Trần Văn Miều:
Tôi cho rằng, việc quản lý CTĐT ở nước ta còn gặp những khó khăn sau:

- Các cộng đồng dân cư ở đô thị và nông thôn, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng trường học, cộng đồng chợ…chưa có nhận thức đầy đủ về quản lý CTĐT;

- Thiếu những chính sách trúng và đúng để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân thu gom, vận chuyển, lưu dữ, xử lý CTĐT;

- Thiếu những quy định cụ thể của luật pháp về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất điện – điện tử, đặc biệt là chưa có kiểm tra, giám sát việc các nhà sản xuất điện – điện tử phải đặt cơ sở thu gom CTĐT ở các cộng đồng dân cư;

- Thiếu công nghệ để quản lý CTĐT, nhất là khâu xử lý CTĐT;

- Thiếu cơ sở có đủ năng lực thu gom, vận chuyển, lứu dữ và xử lý CTĐT. Hiên nay, Việt Nam chỉ có ba doanh nghiệp có đủ năng lực trong xử lý CTĐT: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Xanh; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi trường Việt Xanh; Công ty CP Xử lý và Tái chế Chất thải Công nghiệp Hòa Bình ở tỉnh Hải Dượng, thành phố Hà Nội và tỉnh Bình Dương.

- Chưa có sự phối hợp, lồng ghép giữa các chủ xả thải với chủ thu gom, vận chuyển, lưu dữ và xử lý CTĐT…;

- Chưa có mạng lưới thu gom, lưu dữ, vận chuyển CTĐT trên phạm vi cả nước.


Lan Chi – Câu hỏi 3:
Nhiều nhà khoa học của Việt Nam cũng đã đưa ra những giải pháp công nghệ để thu hồi và xử lý rác thải điện tử. Ông hãy chia sẻ thêm về những giải pháp này?


TS. Trần Văn Miều:
Các nhà khao học của nước ta đã đưa ra những giải pháp công nghệ trong quản lý CTĐT như: Hệ thống giải pháp về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với thu hồi và xử lý CTĐT của sản phầm điện – điện tử (gọi tắt là EPR). Giải pháp này là cần thiết, phù hợp với thực tế, nhưng chưa được thực hiện dốt dáo ở Việt Nam.

- Chuyển đổi số, bước đầu đã được đề cập đến trong quản lý CTĐT. Song, giải pháp này còn rất mới mẻ ở nước ta. Thời gian tới rất cần có truy xuất nguồn gốc sản phẩm điện – điện tử; dùng trí tuệ thông minh để theo dõi địa điểm, số lượng thải bỏ của sản phẩm điện – điện tử.

- Lò đốt CTĐT tiên tiến đã có ở nước ta, nhưng số lượng còn ít chưa đáp ứng với số lượng CTĐT hiện có (thống kê, bình quân, mỗi người Việt Nam thải ra môi trường 1 Kg sản phẩm điện – điện tử hỏng hoặc cũ trong 1 năm).


Lan Chi – Câu hỏi 4:
Ngoài những giải pháp về công nghệ, theo ông, cần có thêm những giải pháp phi công nghệ nào để việc thu hồi và xử lý rác thải điện tử tại VN được hiệu quả?


TS. Trần Văn Miều:

Tôi cho răng, cần có các giải pháp phi công nghệ sau:

- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của các cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, trường học, chợ về CTĐT;

- Nghiên cứu đề nghị Quốc hội xem xét xây dựng luật quản lý CTĐT; Chính phủ cần sửa đổi Quyết định 50/2013/QĐ-TTg ngày 09/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi và xử lý sản phẩm thảo bỏ;

- Cần có hệ thống chính sách trúng với nhu cầu và đúng với hoàn cảnh của nước ta để hỗ trợ, khuyến khích tập thể và cá nhân tham gia thu gom, phân loại, lưu dữ, vận chuyển và xử lý CTĐT;

- Việt Nam cần có mạng lưới thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTĐT trên phạm vi cả nước;

          - Đưa hệ thống thu gom tư nhân vào hệ thống thu hồi và xử lý CTĐT của các nhà sản xuất (vào hệ thống EPR);

- Cần xây dựng nhà máy xử lý CTĐT tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của nước ta;  

- Phát triển KTTH để biến CTĐT thành nguồn đầu vào của các ngành sản xuất tái chế, tái sử dụng CTĐT;

- Cần thực hiện Kinh tế chia xẻ để đưa sản phẩm điện – điện tử đã cũ hoặc lạc mốt ở những vùng đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất…lên vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo./.

 

Lượt xem : 92