Thấy gì qua 31 lần vinh danh cây di sản Việt Nam
8/29/2012 4:50:00 PM
VACNE - Tính từ ngày vinh danh đầu tiên 05/10/2010 đến ngày 03/8/2012, VACNE đã 31 lần đến các địa phương làm lễ vinh danh cây di sản Việt nam với tổng số 262 cây.
Nguyễn Đình Hòe, VACNE
Hàng duối di sản làng Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
1. Về loài: có 19 loài cây: muỗm, thị, lim, gạo, duối, samu dầu, nghiến, đa, me, lộc vừng, sanh, sung, táu, da bò, đại, bàng, bằng lăng, điệp bèo, bồ đề. Chỉ có 3 loài cho gỗ tốt (lim, nghiến, táu) còn lại đều là cây cảnh, cây bóng mát, cây ăn trái ít giá trị. Có lẽ những cây cho gỗ tốt hay cây ăn trái có giá trị thường khó tồn tại lâu
2. Về địa điểm: nhiều nhất là ở các đình / đến / miếu ((22 vị trí), còn lại là cây trồng trong vườn (12), trong rừng (4) và trong chùa (1). Đình / đền / miếu là nơi thờ thần thánh theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng xưa nhất của người Việt (lồng ghép cả tín ngưỡng thờ Mẫu). Điều này cho thấy tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng có sức sống mãnh liệt nhất ở Việt Nam, hơn cả các tôn giáo khác vốn không có nguồn gốc bản địa. Cây trồng trong vườn có chủ bảo vệ cũng tồn tại lâu hơn cây sống trên đất công.
3. Số địa điểm vinh danh: nhiều nhất là đa và thị (đều 7 địa điểm), tiếp đến là sanh (3 địa điểm) . Những loài còn lại là 1-2 địa điểm. Như vậy người Việt tôn thờ chủ yếu là đa (thần cây da) và thị (người xưa dùng gỗ thị làm mộc bản, cây thị phản ảnh truyền thống hiếu học). Có lẽ kính sợ thần thánh và hiếu học là hai truyền thống quan trọng nhất của người Việt chăng ?
4. Cây bồ đề được vinh danh ở 2 địa điểm nhung không phải là chùa mà là đình / đến, mặc dù cây bồ đề là biểu tượng của nhà Phật. Bồ đề hay Budda có nghĩa là “giác ngộ”. Người việt xưa ưa giác ngộ nhưng không hẳn đã phải dựa vào đạo Phật – họ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rồi ?
5. Những nhận xét này chỉ đúng với 31 địa điểm vinh danh cây di sản đến 31/8/2012. Những đợt vinh danh sắp tới có thể sẽ bổ sung thêm nhận xét mới./.
Lượt xem : 4469