Thời kỳ thanh tra, từ ngày có quyết định thành lập các tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư đến thời điểm thanh tra. Thời hạn thanh tra 45 ngày làm việc. Đoàn thanh tra do ông Lê Vũ Tuấn Anh, Phó Chánh Thanh tra Bộ làm Trưởng đoàn, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; thông báo kế hoạch thanh tra, lịch làm việc của đoàn đến các đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan; quyết định các nội dung liên quan đến việc đo đạc, lấy và phân tích mẫu
môi trường.
Việt Nam phát hiện quần thể Voọc mông trắng lớn thứ hai trên thế giới
Thông tin từ Tổ chức Bảo tồn
động thực vật hoạng dã quốc tế (FFI) ngày 23/8 cho biết, các nhà khoa học của tổ chức này vừa tìm ra quần thể Voọc mông trắng lớn thứ hai trên thế giới đang cực kỳ nguy cấp tại một khu rừng ở miền Bắc Việt Nam. Quần thể Voọc mông trắng được tìm thấy này có khoảng 40 cá thể. Đây được xem là một trong số những loài động vật hoang dã hiếm nhất trên hành tinh. Theo những thông tin về Voọc mông trắng ở khu rừng một thời còn nguyên vẹn ở miền Bắc Việt Nam, các cán bộ khoa học của Tổ chức FFI đã tiến hành điều tra thực địa nhằm xác minh sự tồn tại của loài này trong khu vực – theo VietnamPlus.
Voọc mông trắng là loài đặc hữu của Việt Nam. Do những hoạt động của con người như săn bắn, khai thác gỗ, khai thác đá, đốt than, loài này đang bị đe doạ tuyệt chủng với số lượng còn lại dưới 250 cá thể. Cố vấn kỹ thuật về Đa dạng sinh học của FFI Việt Nam, ông Trịnh Đình Hoàng, cho biết, cuộc điều tra của các nhà khoa học đã ghi nhận một quần thể Voọc, bao gồm bảy đàn với tổng số 40 cá thể. “Chúng tôi đã thông báo tới các cơ quan hữu quan ở Việt Nam về kết quả điều tra và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với cán bộ và cộng đồng địa phương nhằm đảm bảo rằng
Voọc mông trắng không trở thành loài linh trưởng bị tuyệt chủng trong thế kỷ này,” tiến sỹ Benjamin Rawson nói.
Formosa mới hoàn thành 32/58 hạng mục bảo vệ môi trường
Chiều 23/8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh có buổi làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa để nghe báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện cam kết
xử lý môi trường dự án Formosa. Theo báo cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và phát hiện thiếu sót 58 hạng mục trong bảo vệ môi trường (phân thành 3 loại: 23 hạng mục về hoàn thành và quản lý công trình bảo vệ môi trường, 23 hạng mục cải thiện khu vực lưu trữ chất thải và 12 hạng mục phối hợp thông tin quan trắc bảo vệ môi trường) – theo VietnamPlus.
Đến nay, công ty đã hoàn thành 32 hạng mục; dự kiến đến 30/12/2016 hoàn thành tiếp 22 hạng mục; 30/12/2017 tiếp tục hoàn thiện 2 mục thuộc hạng mục kết nối giám sát ống khói; tháng 6/2018, hoàn thành 2 mục thuộc hạng mục lắp đặt thêm bể sự cố nước thải của xưởng xử lý nước thải. Những hạng mục chưa thể hoàn thành chủ yếu là các hạng mục phải cải thiện lâu dài gồm hệ thống xả nước thải và xả khí thải; hiện đã sắp xếp thời gian cải thiện, có thể hoàn thành trong 3 năm. Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh có giải pháp chỉ đạo phương án xử lý 1.620 tấn chất thải rắn thông thường. Với 390 tấn bùn vi phạm, Công ty đã hoàn thành ký kết hợp đồng với đơn vị đủ năng lực xử lý (Công ty Nghi Sơn), đang chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận mới tiến hành vận chuyển.
Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường tại Mỹ phản đối TPP
Mới đây, 450 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường, đất đai, quyền của người bản địa ở Mỹ đã gửi thư tới Quốc hội nước này kêu gọi các thành viên Quốc hội bỏ phiếu phản đối Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bức thư được ký bởi nhiều liên minh, tổ chức lớn như Sierra Club, Indigenous Environmental Network, Bold Alliance, Sustain US and Friends of the Earth, “khẩn thiết yêu cầu” các thành viên Quốc hội lên tiếng bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nguồn nước, bầu không khí và bảo vệ người dân tộc thiểu số, các quyền sở hữu và duy trì khí hậu ổn định bằng cách bỏ phiếu không tán thành TPP và yêu cầu đại diện thương mại Mỹ loại bỏ ra khỏi Hiệp định các điều khoản có thể tạo cơ hội lách luật cho các doanh nghiệp.
Hiệp định TPP là thỏa thuận thương mại lớn nhất Mỹ ký kết kể từ sau Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vào năm 1994. TPP đã được các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán trong hơn 5 năm. Trong thư, các tổ chức vệ môi trường cho rằng thỏa thuận này sẽ làm gia tăng việc khai thác nhiên liệu hóa thạch. Theo đó, các dự án khai thác dầu khí không mong đợi sẽ được cho phép, thay thế các lệnh cấm khai thác trước đây của các địa phương, khu vực, hay thậm chí là của quốc gia nhờ Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS)*, một cơ chế gây nhiều tranh cãi trong thỏa thuận thương mại 29 chương này – theo MT&ĐS.
Di dời cả làng do nước biển dâng tại Shishmaref, Alaska
Biến đổi khí hậu đã gây ra những tác hại ngày ngày càng nhiều hơn. Tại Shishmaref, biển đã xói mòn vào sâu đến 1km trên bờ, và dân làng qua 1 cuộc trưng cầu dân ý, đã quyết định di dời nhà cửa của họ. Những vấn đề là không có tiền. Dân làng Shishmaref, nằm trong khu Nome Census Area, bang Alaska, Mỹ, ở phía Bắc eo biển Bering, đang vật lộn với một thảm họa sinh thái nghiêm trọng: nếu không tìm được cách để di dời nhà cửa và các công trình, họ sẽ trắng tay vì biển sẽ nuốt chửng tài sản của họ. Quyết định di dời đến một nơi an toàn hơn, thậm chí sẽ phải từ bỏ đất đai đã gắn bó với họ 500 năm nay, đã được dân làng lựa chọn qua cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên kiểu này được tổ chức tại Mỹ: với 89 phiếu “thuận” và 68 phiếu “chống” – theo Vietdaikynguyen.
Ở Alaska, những hậu quả của thay đổi khí hậu đe dọa khoảng 200 ngôi làng: sự gia tăng nhiệt độ làm mỏng đi và tan chảy lớp băng vĩnh cửu, băng chiếm khoảng 80% lãnh thổ của bang. Shishmaref nằm trên một hòn đảo nhỏ, cư dân hầu hết là người Eskimo Inupiat, sinh sống nhiều thế kỷ nay bằng đánh bắt cá và săn bắn, nhưng bây giờ, việc đi lại trên băng rất nguy hiểm: trong gần 30 năm, sóng biển Chuckchi – một biển ngoại vi lớn, thuộc Bắc Cực – đã xói mòn vào sâu 1 km bờ biển. “Từ năm 2000 đến nay chúng tôi đã phải di dời 13 ngôi nhà từ đầu này sang đầu kia của làng”, Esau Sinnock, nhà hoạt động và nhà môi trường học cho biết. “Chúng tôi không thể làm gì, chúng tôi phải ra đi: trong hai thập kỷ nữa toàn bộ hòn đảo này sẽ bị phá hủy”. Di dời là một tin xấu, nhưng vấn đề lớn nhất lại là tìm nguồn vốn để dời cả làng.