Nhang Án kêu cứu
6/7/2017 2:36:00 PM
(VACNE, 7/6) - Đây là bài viết của tác giả Hoàng Đình Hiền vừa gửi tới hộp thư của Hội BVTN&MT Việt Nam, với nhu cầu kết nối rộng rãi với cộng đồng, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu:
Nhang Án là một trong những đỉnh cao nhất của dãy núi Thiện Dưỡng, vốn được coi là non thiêng của xã Ninh vân, huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình. Nhưng trước nhu cầu phát triển kinh tế ngọn núi thần tin này đang bị con người tàn phá nặng nề.
Với địa thế thôn làng Thượng Dưỡng có nhiều núi bao quanh, nổi bật là là hai dãy núi chạy song song theo chiều Tây Bắc và Đông Nam là núi Hang Bạc và có dòng sông Thiện Dưỡng chảy từ Hải Nham xuống, tạo cho nơi đây một cảnh đẹp huyền bí. Sách AN NAM CHÍ LƯỢC của Lê Tắc còn ghi: "Núi Thiên Dưỡng tốt đẹp mà hiểm, khi thủy triều lên xuống mới chèo ghe đi tới được. Họ nhà vua xây dựng nhà cửa ở trong, để tránh quốc nạn"
Trong Quốc sử quán triều Nguyễn (ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ tập 3) cũng ghi: "... ở xã Thiện Dưỡng núi cao chót vót, hình thù tròn trặn, đĩnh đạc, lên cao trông xa thì thấy các núi khác đều nhỏ. Núi này sắc đá xanh biếc, dùng làm nghiên mực rất trơn mịn, đáng yêu".
Theo tạp chí Khoa học lịch sử tỉnh Ninh Bình được biết về châu bắc bộ nằm trong 3 đỉnh non thiêng gồm Ba Vì - Hoa Lư - Yên Tử. Vì vậy với độ cao nhất cùng các sự kiện lịch sử các bài viết của danh nhân các thời cho thấy núi Thiện Dưỡng núi chung và đỉnh Nhang án nói riêng là nổi bật của non thiêng Hoa Lư. Người dân nơi đây vẫn lưu truyền câu: "Thứ nhất Bai vì - Thứ nhì Nhang án" và: “Kỳ lân mở hàm rồng. Vẳng nghe thấy tiếng cô nàng gọi anh. Trèo lên non lĩnh cao xanh. Trông lên chùa tháp có thành tiên xây. Có rồng mà lại có mây. Có chim gõ mõ (gõ kiến) có thày tụng kinh. Ngắm xem sơn thủy hữu tình. Muốn cho đây đấy ta mình có đôi. Ngày xuân thong thả dư hoài. Rủ nhau lên động nhà trời mà xem"
Bài thơ nói về "Non lĩnh cao xanh" chỉ đổm Nhang Án, tuy nhiên để leo lên tới đỉnh cũng phải mất gần nửa ngày, đi theo đường mòn Chẽ lên Vẳng Quyêch là được nửa đường, từ đó leo khe núi đứng Lũng Mây (lũng mây là phần lõm như yên ngựa, xem hình 2) leo lên đổm cao, trên đây phẳng rộng bao quát toàn vùng ( với độ cao 244,6m tương đương Tòa nhà thương mại Lotte Kim Mã- Hà Nội, Ninh bình tuy chưa phát triển nhà cao tầng nhưng với núi Nháng án tương đương hàng nghìn tòa cao ốc như vậy ghép lại). Chùa tháp gồm tháp đá Minh Đức thờ con gái chúa Trịnh là Ngọc Áng, sau lấy vua Lê nhưng không có con, nàng say mê tiếng đàn bầu rồi đi tìm, tu hành và mất ở đây, di cốt sau hồi cố chỉ còn lại tháp, cách đây mươi năm có chộm lật đá vách đánh mìn tìm vàng tháp chỉ bị nghiêng, phát hiện quan quách đá khối bên trong đục đẽo hoa văn, nhờ tiếng lành mà Nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên (Đông hội, Ninh An) biết đến và giới thiệu cho một Quỹ bảo vệ di sản văn hóa của Thụy Điển mà nhân dân dựng lại tháp đến nay. Bên cạnh tháp là Thiên Cung động tức chùa Thiên Cung, nằm gần như dưới hàm núi Kỳ lân, đi sâu vào hàm có miệng hang hẹp đến động rộng hàng trăm mét vuông có mái cao như "vòm họng" rồi lên khe mắt con Lân ra sườn khác xuống núi. Chùa tháp là gọi tắt của chùa và tháp này. Trước Kỳ Lân là núiHòn Ngọc nên nôm na gọi chung là "Kỳ lân vờn Ngọc". Thung Thiện dưỡng cơ bản nằm trong 3 quần thể "đỉnh Nhang Án - Chùa Tháp - núi Hang Bạc".
Nhiều văn tự cổ còn lưu lại tại Viện Hán Nôm đã thể hiện: đây là một làng cổ hiếm có, phong cảnh hùng vĩ bậc nhất Hoa Lư, nơi có đầm lầy, rừng sâu núi cao đất chiến địa, làng thôn có hương ước,... Nhưng bây giờ đang đứng trước nguy cơ không còn lại vết tích, khác nào ban thờ tổ tiên đang bị phá. Lỗi này do đâu không riêng người dân nơi đây vì không nắm được các giá trị do thất truyền ở một khúc nào đó.
Nhang Án rất có giá trị Văn hóa Lịch sử cần được khảo cứu đi tới bảo tồn Bởi đất đai sông núi không chỉ là cảnh quan, mà còn là lịch sử văn hóa và tâm linh của người dân Hoa Lư. Địa linh nhân kiệt là thế, biết sẽ tìm đâu khi núi mất? Bây giờ đã muộn chưa? rất mong được sự quan tâm của các học giả, các nhà hoạt động bảo vệ cảnh quan môi trường và cộng đồng, để không đưa một di vật có thật về với truyền thuyết, rồi sau mỗi lần gặp nhau lại nhắc chuyện buồn Ninh bình. Mìn đánh đá đã tới sườn núi. Chỉ một, hai năm sau quay lại đây, núi còn lại trong ảnh trên giấy, tội đồ lịch sử ? Mất nắp ấm là mất cả bộ ấm chiên chén đẹp, nếu Nhang Án bị đánh bạt đầu, diện mạo Hoa Lư sẽ biến đổi. Núi sẽ không mọc lại. /.
Hoàng Đình Hiền
Lượt xem : 2697