Cộng đồng dân cư thành phố: Hà Nội và Hải Phòng cùng tổ chức lễ vinh danh Cây di sản Việt Nam.
3/3/2012 4:15:00 PM
Ngày 2/3/2012, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đông dân cư địa phương ở hai thành phố lớn: Hà Nội và Hải Phòng cùng tưng bừng tổ chức Lễ đón: Bằng công nhận và gắn bia đá “Cây di sản Việt Nam” cho cây cổ thụ ở địa phương. Sở dĩ cả hai cây cổ thụ: Lộc Vừng (450 năm) ở xã Tiên Minh - Tiên Lãng - Hải Phòng) và cây Sanh (hơn 400 năm) ở phường Nhật Tân - Tây Hồ - Hà Nội) đều tổ chức Lễ vinh danh Cây di sản Việt Nam cùng một ngày (10/2 âm lịch) và được đông đảo nhân dân địa phương, cộng đồng thập phương hưởng ứng, bởi đây là những cây cổ thụ gắn với liền với những nhân vật lịch sử được sinh ra vào ngày này.
GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao Bằng Công nhận Cây Di sản Đình Nhật Tân
Cắt băng khánh thành Bia vinh danh Cây Di sản Đình Nhật Tân
Cụ thể là: Cây Sanh trồng ở đình Nhật Tân - Hà Nội (trước kia gọi là Nhật Chiêu) – là nơi thờ Đức uy đô đại vương Trần Linh Lang - người có công đánh quân Nguyên Mông vào thế kỷ thứ XIII đã được sinh ra vào ngày 10/2 ÂL.
Cây Lộc Vừng 450 tuổi ở làng Xa Vĩ, xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng cũng gắn liền với ngôi đình (đã di dời) – nơi thờ Đức thánh cả Lý Liêm Bồ (cũng sinh vào ngày 10/2 ÂL) đã có công giúp nhà Lý dẹp quân Xiêm và đánh tan quân Tống từ phương Bắc tràn xuống nơi này.
Vì lẽ đó, cây được nhiều đời chăm sóc bảo vệ. Nhờ vậy, phong trào Vinh danh Cây di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phát động đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng cộng đồng. Sự kiện này còn nhận được sự ủng hộ, động viên khích lệ của các cấp chính quyền, đoàn thể nhiều địa phương, các tổ chức quốc tế và nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước.
Lễ vinh danh Cây Lộc Vừng cổ thụ đầu tiên được tổ chức ở Tiên Lãng (Hải Phòng) diễn ra trong bối cảnh chưa thực sự thuận lợi, nhưng các vị lãnh đạo xã Tiên Minh và Hội BVTN&MT thành phố Hải Phòng đều bày tỏ quyết tâm mở rộng phong trào bảo vệ cây cổ thụ. Với mục tiêu: bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế theo hướng bền vững, khơi dậy truyền thống yêu nước, sự đoàn kết trong cộng đồng, xứng đáng với lời dăn dạy của các bậc tiền nhân còn lưu lại ở đình làng Xa Vĩ:
Xa Vĩ dân an tình ngư thủy
Liêm công quốc sự diệt xâm lăng
Hầu hết người dân địa phương (kể cả những người xa quê về dự lễ ở đình) đều bày tỏ sự phấn khởi, tự hào về sự kiện cây cổ thụ quê mình được vinh danh. Các vị lãnh đạo xã và các cụ Hội người cao tuổi còn mời TS Nguyễn Ngọc Sinh và các thành viên Hội BVTN&MT Việt Nam đi khảo sát một số cây cổ thụ khác đang tồn tại ở một số đình, chùa khác ở địa phương, với mong muốn, tiếp tục được Hội công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Ông Chủ tịch UBND phường Nhật Tân, quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: từ cuối năm 2011, sau khi có thông tin chính thức: cây Sanh ở đình làng được VACNE công nhận là Cây Di sản Việt Nam, cán bộ và nhân dân địa phương rất phấn khởi. Cộng đồng tự nguyện mua cây chống cành, thuê người người phun thuốc trừ sâu bệnh bảo vệ cây và kiến nghị tổ chức ngay Lễ vinh danh. Nhưng các cấp chính quyền, cùng các đoàn thể địa phương đã thống nhất: chọn ngày 10/2 năm Nhâm Thìn (ngày 2 tháng 3 năm 2012 ) – ngày sinh của đức thánh Linh Lang để tổ chức trọng thể Lễ đón Bằng công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam cho cây Sanh này, với sự tham dự của các vị lãnh đạo cơ quan chức năng của thành phố, cuả các tổ chức xã hội và sự chứng kiến của hàng nghìn khách thập phương./.
Văn phòng VACNE
Lượt xem : 2023