Vietnamese English
Các quốc gia trên thế giới thực hiện đánh giá tác động môi trường như thế nào?

12/16/2021 8:33:00 AM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ra đời và phát triển sớm nhất tại Mỹ (vào năm 1969), sau đó đến Canada, Tây Âu, Đông Âu, Đông Á, Đông Nam Á. Tại 3 nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), ĐTM quy định bắt buộc cách đây 24 - 35 năm.

Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về tác động do biến đổi khí hậu và tác động sức khỏe, về năng lượng tái tạo ngày càng nhiều, trong đó số lượng công trình về biến đổi chiếm 4,4% trong tổng số các công trình trong 5 năm qua của KEI. Ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, mỗi năm đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu chi tiết về các khía cạnh tác động đến tài nguyên, chất lượng môi trường.


ĐTM đầu tiên được hình thành ở Mỹ vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, sau đó phát triển sang Canada, Tây Âu, Đông Âu, Đông Á và Đông Nam Á. (Ảnh: Shutterstock)

ĐTM đầu tiên được hình thành ở Mỹ vào đầu thập niên 70 của
thế kỷ trước, sau đó phát triển sang các nước khác, khi mà mối quan tâm lo lắng của nhân dân Mỹ đối với vấn đề suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường sống ngày càng gia tăng do tác động của phát triển kinh tế – xã hội đã trở thành vấn đề bức bách trong xã hội.

Năm 1969, nước Mỹ đã thông qua Đạo luật
Chính sách môi trường quốc gia (NEPA), quy định rằng tất cả các dự án phát triển kinh tế – xã hội ở cấp Liên bang khi đưa ra xét duyệt đều phải kèm theo báo cáo ĐTM.

Tại Nhật Bản, ĐTM được giới thiệu từ năm 1972. Tuy nhiên đến năm 1984 Chính phủ mới quy định chính thức về thực hiện ĐTM cho các dự án. Và
Luật về “Đánh giá tác động môi trường” được ban hành tháng 6/1997.

Đặc điểm của hệ thống ĐTM Nhật Bản bao gồm 2 điểm chính sau:

Thứ nhất, số loại hình cần bắt buộc ĐTM rất hạn chế, chỉ có 13 loại hình dự án cần lập ĐTM bao gồm: đường bộ, chính trị sông, đường sắt, cảng hàng không, nhà máy điện, khu đổ thải, cải tạo đất, điều chỉnh sử dụng đất, khu dân cư mới, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng thành phố mới, tổ hợp trung tâm phân phối, phát triển đất ở và đất công nghiệp do các tổ chức chuyên dụng.

Thứ hai, ĐTM được thực hiện rất thận trọng, từ khâu nghiên cứu lập báo cáo đến cả khâu thẩm định. Một báo cáo ĐTM cần trung bình 3 năm từ khi nghiên cứu đến khi được cấp phép thẩm định. Chính sự thận trọng này giúp các dự án tại Nhật Bản hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội.

Tuy nhiên, sự kéo dài của quá trình ĐTM đã gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý môi trường do vậy đã có một số đề xuất “hợp lý hóa/đơn giản hóa quy trình ĐTM” với một số loại hình dự án đặc thù.

Tại Trung Quốc, ĐTM được quy định và thực hiện tại Hong Kong (Hương Cảng) – Trung Quốc trước cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện nay hệ thống ĐTM của Hong Kong đã hài hòa với các quốc gia tiên tiến: không chỉ xem xét các tác động đến môi trường vật lý, môi trường sinh học mà còn đến tác động xã hội, chú trọng sự tham gia cộng đồng và công khai thông tin minh bạch nên được đánh giá thuộc loại tốt nhất châu Á và Hong Kong hiện nay được đánh giá là một trong các nước/vùng lãnh thổ có năng lực cạnh tranh tốt nhất, mức tham nhũng vào loại thấp trên thế giới.

Trong khi đó, theo Triệu Tiểu Hồng (Zhao Xiaohong), Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc, mặc dù đã ban hành Luật ĐTM từ 2003 và mỗi năm có đến 30.000 dự án lập ĐTM được thực hiện cho các quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, địa phương, ngành lĩnh vực, các lưu vực sông, các vùng kinh tế ven biển, vịnh biển….nhưng nhiều học giả Trung Quốc tự đánh giá: chất lượng ĐTM ở nước này vẫn còn nhiều vấn đề.

Tại Hàn Quốc, theo các chuyên gia, ĐTM của Hàn Quốc được nhận định là khá tiên tiến, với cơ sở pháp lý rõ ràng, các phương pháp, quy trình đã được xây dựng hoàn chỉnh và ĐTM đã đi vào chi tiết, có nghiên cứu khoa học. Do vậy, ĐTM đang là công cụ tốt cho định hướng “Tăng trưởng Xanh” với tham vọng đến 2020 Hàn Quốc trở thành 1 trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về Kinh tế Xanh.

Các xu hướng chính trong nghiên cứu khoa học về ĐTM ở Hàn Quốc được tóm tắt trong báo cáo của Kim Taehyoung cho thấy, từ năm 2008 đến 2012 riêng Viện Môi trường Hàn Quốc đã công bố 106 bài báo trong đó có đến 57 nghiên cứu về ĐTM (chiếm 53,8%). Số lượng công trình nghiên cứu về các vấn đề môi trường đặc thù tăng nhanh và chiếm đến 70,4% tổng số công trình về ĐTM, trong khi số công trình về kỹ thuật ĐTM chỉ chiếm 18,9%.

(Theo Kinhtemoitruong)

Lượt xem : 1918