Biến đổi khí hậu "tàn phá" môi trường, viễn cảnh sau 100 năm lộ diện
6/10/2017 3:47:00 PM
Biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Những chuyển biến đáng sợ có thể làm thay đổi hành tinh xanh của con người trong thế kỷ tới.
Biến đổi khí hậu có thể để lại nhiều hậu quả đáng sợ cho Trái Đất. Ảnh: Fusion
Biến đổi khí hậu có thể khiến mực nước biển dâng cao, các rạn san hô có nguy cơ "tuyệt chủng", băng tan ở Bắc Cực,... và làm cho môi trường bị ảnh hưởng nặng nề.
Ông Gavin Schmidt, giám đốc Viện nghiên cứu Vũ trụ Goddard của NASA chia sẻ với trang tin Business Insider rằng con người không thể ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu. Bởi lẽ, nó được chuyển động ngay cả khi chúng ra buộc phải hạn chế lượng khí thải carbon vào ngày mai.
Tuy nhiên, ông Schmidt cho biết thêm, chúng ta có thể làm chậm quá trình biến đổi khí hậu để có thể thích nghi tốt hơn với thế giới đang thay đổi.
Bức tranh lộ diện hình ảnh của môi trường Trái Đất trong 100 năm tới đang dần hé mở và con người cần phải thích nghi với sự thay đổi "khủng khiếp" này.
Những vùng đất băng giá có nguy cơ "cạn kiệt" băng vì ảnh hưởng quá mạnh của biến đổi khí hậu. Ảnh: Inhabitat
Dưới sự chuyển biến khó lường của biến dổi khí hậu, con người sẽ thấy những dị thường về nhiệt độ nhiều hơn hoặc sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể so với bình thường ở một khu vực nào đó. Những mùa hè ở vùng đất băng giá Greenland có thể hoàn toàn không có băng vào năm 2050.
Những mùa hè ở miền nhiệt đới có thể sẽ có thêm 50% những ngày nóng bức vào năm 2050. Nhiều nguồn nước sẽ bị ảnh hưởng. Các nhà khoa học dự báo rằng hạn hán nghiêm trọng sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Không dừng lại ở đó, mực nước biển dâng cao cũng có thể thay đổi cuộc sống dọc bờ biển của nhiều quốc gia trên thế giới. Sự sụp đổ bất ngờ của các dải băng có thể khiến mực nước biển thay đổi một cách thất thường.
Theo dự đoán của các chuyên gia, các đại dương trên Trái Đất có thể tăng từ 0,6 – 0,9 m vào năm 2100, có thể khiến cho khoảng 4 triệu người phải di rời.
Nhiều rạn san hô cũng rơi vào tình trạng "sống mòn" do đại dương trở nên ấm dần.
Đại dương sẽ ấm dần lên khi hấp thụ lượng lớn carbon dioxide và dẫn đến tình trạng axit hóa, đe dọa sự sống của các rạn san hô. Theo dự báo, hầu hết các rạn san hô nhiệt đới đều có thể bị tổn hại trong kịch bản diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu.
Schmidt cho biết Trái Đất năm 2100 có thể là "ấm hơn rất nhiều so với hiện nay".
Giờ đây, con người có cơ hội để kiềm chế khí thải và làm chậm biến đổi khí hậu bằng các giải pháp như năng lượng tái tạo hoặc công nghệ thu hồi cacbon. Hơn bao giờ hết, con người cần phải hành động và thích ứng với viễn cảnh khí hậu và môi trường thay đổi trong thế kỷ tới.
Nguồn: Inhabitat (Soha.vn)
Lượt xem : 1944