Theo WB, dự án này là một phần quan trọng trong cam kết lâu dài của WB với vùng ĐBSCL nhằm tăng cường quản lý châu thổ lồng ghép, thích ứng bằng cách kêu gọi sự phối hợp giữa các ban ngành, địa phương trong công tác quy hoạch, ưu tiên thực hiện đầu tư tăng tính thích ứng. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là 387 triệu USD, trong đó Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) – quỹ dành riêng cho những đối tượng nghèo nhất của WB, đóng góp 310 triệu USD.
Miền Bắc nắng gay gắt 3 ngày rồi đón không khí lạnh
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, từ ngày 11/6 trở đi,
nắng nóng với cường độ nhẹ đến gay gắt trên diện rộng bao phủ khu tây bắc, vùng núi phía bắc, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ. Sau đó, cường độ nắng nóng gia tăng, một số địa phương nắng nóng đạt mức đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất lên trên 39 độ C. Dự báo đợt nắng nóng này ở miền Bắc còn kéo dài 3 ngày nữa.
Nhiều khả năng vào chiều tối và đêm ngày 15/6, có một đợt
không khí lạnh từ phía bắc tăng cường xuống miền Bắc gây mưa, mưa rào đều khắp và dông rải rác. Sau đó mưa mát lan tỏa vào Trung Bộ khiến nhiệt độ các tỉnh, thành giảm thấp. Tiết trời chuyển dịu mát, nắng nóng chấm dứt, khu vực Trung Bộ nắng nóng kéo dài hết ngày 16/6 rồi kết thúc – theo VnMedia.
Kinh tế Mỹ Latinh bị tổn thất hàng chục tỷ USD do thiên tai
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), trong giai đoạn 2003-2014, thiên tai đã gây thiệt hại kinh tế lên đến 34,3 tỷ USD cho Mỹ Latinh và Caribe, ảnh hưởng tới cuộc sống của 67 triệu người dân. Đánh giá của FAO cho biết tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do
thảm họa thiên nhiên. Thống kê của FAO cho thấy 68% tổng số người thiệt mạng do thiên tai là người nghèo. Ngoài ra, thiên tai đã gây thiệt hại và tổn thất tới 16% đối với ngành nông nghiệp của khu vực trong giai đoạn 2003-2013.
Trong khi đó, báo cáo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2016 công bố cùng ngày nhận định Honduras, Haiti và Nicaragua là ba trong số 5 nước trên
thế giới bị ảnh hưởng nặng nhất bởi hiện tượng biến đổi khí hậu cũng như các thảm họa thiên tai, trong khi Guatemala đứng ở vị trí thứ 10. Khoảng 33% dân số Mỹ Latinh và Caribe sống tại các khu vực có nguy cơ cao trước các mối hiểm họa địa chất cũng như khí tượng thủy văn – theo PV TTXVN tại Mexico.
Nồng độ CO2 cao giúp tăng năng suất cây trồng?
Khi nghĩ đến đất
nông nghiệp trong một tương lai trái đất nóng lên, người ta thường hình dung ra những vùng đất hoang cằn cỗi, khô nẻ. Nhưng đó chỉ là một phần của bức tranh rộng lớn hơn bởi vì việc tăng nồng độ CO2 có thể sẽ có ích cho cây trồng có sinh khối cao hơn với ít nước tiêu tốn hơn. Nghiên cứu công bố Nature Climate Change mới đây phân tích về vấn đề này.
Ảnh hưởng của nồng độ carbon tới cây trồng cũng khác nhau theo từng loài và từng khu vực, đặc biệt tại các vùng khô cằn, ôn đới và vùng lạnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây trồng ở
môi trường có nồng độ carbon cao hơn lại có ít dinh dưỡng hơn. Trong khi đó, nghiên cứu này không bao hàm hiệu quả về dinh dưỡng mà chỉ tính đến hiệu suất sử dụng nước của cây trồng (tỷ lệ nước tiêu thụ và nước bốc hơi vào không khí) – theo MT&ĐS.
Na Uy đặt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn khí thải nhà kính
Từ cam kết không phá rừng trong mua sắm công cho đến việc cấm ô tô chạy bằng xăng dầu, Na Uy đã trở thành một đề tài sôi nổi về
lĩnh vực môi trường trên thế giới. Gần đây Quốc hội Na Uy đã nhất trí về một mục tiêu xoá bỏ hoàn toàn lượng khí thải nhà kính trong thời gian đề ra là 20 năm từ 2030-2050. Quốc gia Bắc Âu trước đó đã thiết lập một mục tiêu tương tự trong năm 2008 nhưng mục tiêu đó đã bị lùi lại sau khi một thỏa thuận về khí hậu đã không thể đạt được tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu năm 2009 của Liên Hiệp Quốc tại Copenhagen.
Sau khi hiệp định lịch sử đạt được ở Paris năm ngoái đã được ký kết bởi gần 200 quốc gia, Na Uy lại một lần nữa đặt ra mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn lượng khí thải nhà kính. Na Uy đã tạo ra hơn 95% năng lượng điện từ thủy điện. Do đó, để đạt được mục tiêu này, dầu và khí đốt sản xuất tại Na Uy sẽ phải giảm sản lượng carbon của nó hoặc quốc gia này phải mua lại carbon từ nước ngoài để bù đắp cho lượng khí thải. Ngoài ra, Na Uy có thể làm giảm lượng
khí thải của mình bằng cách sử dụng nhiều xe điện (một công nghệ thân thiện với môi trường phổ biến tại quốc gia) hay cung cấp điện từ lưới điện quốc gia cho đến các giàn khoan dầu khí ngoài khơi để giảm thiểu việc sử dụng tua bin khí.